Nguồn ảnh: Medium

Sống Đẹp

Nhà vật lý học Albert Einstein và 4 lần viết thư xin việc

By Đăng Dũng

July 01, 2020

Sau khi tốt nghiệp đại học, trong hơn một năm sau đó Albert Einstein đã không tìm được việc làm. Nghĩ về bản thân mình lại như thế này mà người cha già của ông vẫn đang vật lộn để kiếm sống, Einstein gần như tuyệt vọng!

Albert Einstein – nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của ngành vật lý hiện đại. Vậy mà ông cũng từng không tìm được việc làm. Thực tế này thật sốc, nhưng điều bạn nên học hỏi từ Albert Einstein là cách mà ông làm việc để thành công, cách mà ông kiên trì tìm việc, đó cả một quá trình đáng suy ngẫm.

Một lần nọ, Einstein tình cờ nhìn thấy trên một bài báo của một tạp chí có giới thiệu về nhà hóa học vĩ đại người Đức Ostwald. Ông là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina. Ostwald học tập và làm việc chủ yếu tại Đại học Dorpat của Đức. Ông là người nhận Giải Nobel Hóa học năm 1909 nhờ việc nghiên cứu về các chất xúc tác, về cân bằng hóa học và vận tốc phản ứng hóa học.

Einstein đã nghĩ đến việc tự giới thiệu mình với Ostwald, vì vậy ông đã viết một lá thư cho Ostwald, với hy vọng tìm được một công việc ở phòng thí nghiệm của Ostwald. Nhưng sau khi bức thư được gửi đi, Einstein chờ đợi một khoảng thời gian dài nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Einstein tự hỏi liệu bức thư có bị mất  hay thất lạc trên đường gửi không, vì vậy vài ngày sau đó ông đã gửi một lá thư tự giới thiệu thứ hai cho Ostwald, nhưng giống như bức thư trước đó, nó cũng bặt vô âm tín! “Có gì sai với điều này? có phải là địa chỉ sai không?” Einstein rất bối rối. Ông lại kiểm tra cẩn thận địa chỉ phòng thí nghiệm của Ostwald và thấy rằng ông không viết sai. “Ngay cả địa chỉ viết sai thì bưu điện cũng sẽ trả lại thư mà, chuyện gì đang xảy ra vậy.”

Einstein nghĩ, có lẽ Ostwald đang bận rộn với công việc của mình, và ông ấy không có thời gian để mở thư nên thư đã bị bỏ quên ở một góc nào đó. Vì vậy, Einstein đã viết một lá thư thứ ba cho Ostwald, lần này ông đã sử dụng một tấm bưu thiếp, ông nghĩ điều này có thể giúp Ostwald có thể chú ý đến nội dung của bức thư này!

Điều khiến Einstein ngạc nhiên là một tháng sau khi tấm bưu thiếp được gửi đi, ông vẫn không nhận được bất cứ hồi âm nào từ Ostwald.

“Osterwald chắc quá bận rộn! Tôi sẽ chờ vài ngày nữa biết đâu ông ấy sẽ trả lời.” Einstein nghĩ. Vài ngày sau,  Einstein cầm bút và viết lá thư thứ tư. Lần này, ông không chỉ dùng tấm bưu thiếp mà còn ghi địa chỉ nhà riêng của ông một cách chi tiết ở mặt sau phong bì thư.

Cha Einstein thấy vậy ông đau khổ nói với Einstein: “Không cần thiết đâu con, đừng viết nữa, có lẽ Osterwald không muốn nhận con.”

“Không thưa cha! Những nỗ lực của con không nhất thiết phải mang lại cho con kết quả khả quan, nhưng nếu con không làm gì thì sẽ không bao giờ có kết quả khả quan đến với con!” Einstein nói.

Sau khi gửi lá thư thứ tư, Einstein tự tin chờ đợi hơn một tháng, nhưng thật không may, ông cũng không nhận được bất kỳ hồi âm nào, chứ đừng nói đến những lời khuyến khích hay sự giúp đỡ của Osterwald.

Chỉ nửa năm sau, Einstein mới chuẩn bị viết thư xin việc lần thứ năm. Vào sáng sớm ngày hôm đó, không có bất kỳ sự chuẩn bị tâm lý nào, người đưa thư đã gõ cửa và Einstein nhận được một lá thư từ Văn phòng Bằng sáng chế Thụy Sĩ ở Bern, mời Einstein về làm việc ở bộ phận kiểm tra công nghệ của các phát minh mới. Với vị trí này, văn phòng hy vọng Einstein có thể chấp nhận.

“Ostwald không liên quan gì đến Văn phòng Bằng sáng chế Berne của Thụy Sĩ. Tại sao mình viết thư cho Ostwald nhưng lại nhận được lời mời từ Văn phòng Bằng sáng chế Berne của Thụy Sĩ?”Einstein bối rối suy nghĩ.

Hóa ra vài ngày trước khi Einstein gửi bức thư đầu tiên, Ostwald đã rời khỏi phòng thí nghiệm và tất cả những lá thư mà Einstein gửi đều được nhét vào hộp đựng thư bên ngoài cửa văn phòng! Ostwald có một trợ lý trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm này. Có một lần, cô trợ lý trẻ vô tình đi qua cánh cửa của văn phòng thí nghiệm trống nơi Ostwald từng làm việc, và vì điều này, tất cả những lá thư của Einstein đã được phát hiện. Thậm chí đáng kinh ngạc hơn nữa là trợ lý trẻ của Ostwald là bạn cùng lớp và đại học của Einstein, cô tên là Grossman! Cô cầm đi những lá thư này.

Cô trợ lý trẻ sau đó chuyển đến Văn phòng Bằng sáng chế của Bern ở Thụy Sĩ. Grossman biết tài năng của Einstein, với những lá thư này, cô đã giới thiệu Einstein đến văn phòng sáng chế của mình. Tình cờ là cơ quan sáng chế đã thiết lập một vị trí kỹ thuật để kiểm tra các phát minh mới khác nhau, vì vậy văn phòng bằng sáng chế đã nhanh chóng gửi thư mời tới Einstein. Bằng cách này, Einstein cuối cùng đã thoát khỏi tình trạng thất nghiệp bằng bốn bức thư giới thiệu.

Dù một người có tài năng nhưng điều đó không có nghĩa là họ không cần phải nỗ lực. Giống như Einstein, ông luôn kiên trì và nỗ lực trong công việc của mình, mặc dù đã viết 4 lần bức thư xin việc và đều không được hồi âm nhưng ông chưa hề nản chí hay tự ái. Einstein vẫn tiếp tục kiên trì xin việc, cố gắng làm tốt những việc mình cần phải làm. Quả đúng là “Ông Trời không tuyệt đường người, chỉ cần người có tâm Ông Trời ắt sẽ mở lối!”

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: Xiaogushi