Làm việc nhân nghĩa từ xa xưa đã trở thành nếp sống cao cả của những bậc trượng phu, những người có học, những đấng quan thanh liêm, và nếp sống đẹp đó không ngừng lan tỏa trong cuộc sống dù cho sự suy đồi chóng mặt của đạo đức thời thế.
Trong xã hiện tại, dù hàng ngày ta phải chứng kiến bao sự thật chua chát,xót xa bởi sự xuống cấp của đạo đức nhưng đây đó vẫn rạng ngời những tấm lòng nhân ái cao quí, vẫn có những con người lặng lẽ giúp đời bằng tất cả khả năng của mình.
Những việc làm của họ đã lan tỏa trong cộng đồng một làn sóng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách thật đẹp. Thế nhưng nhiều lúc những người làm việc nghĩa vẫn không tránh khỏi những lời thị phi, điều đó nó vẫn tồn tại như một qui luật vậy..
Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: “Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc “nghĩa”, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không? Mặc Tử nói: “Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!”
Làm việc thiện phải xuất phát từ cái tâm, phải sẵn sàng đối diện với những điều thị phi bởi thói đời vốn dĩ ghen tức khó chịu vẫn ở của thế gian tồn tại song hành cùng với sự thiện lương.
Nói chuyện xưa tôi lại ngẫm đến chuyện ngày nay, Ông Đoàn Ngọc Hải, một vị quan dám từ bỏ chốn quan trường để về làm việc nghĩa giúp nhứng người dân nghèo khổ đau bất hạnh. Những ngày đầu tiên ông cũng không tránh khỏi bao nhiêu điều tiếng nhọc lòng nhưng ông vẫn con đường mình đã chọn, không để lòng những lời khó nghe và bất chấp mọi trở ngại.
Đến bay giờ thì cái tên Đoàn Ngọc Hải đã trở thành niềm tin trong lòng dân, người người đều sẵn sàng làm việc thiện và cái đẹp đó đang ngày ngày lan tỏa dịu dàng trong cuộc sống. Đã có không ít những chuyến xe không đồng giúp người nghèo, có những quán cơm không đồng, có bao nhiêu tấm lòng hảo tâm sãn sàng nhường cơm sẻ áo.
Những người làm việc thiện dường như họ chỉ với một tâm niệm: Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa?
Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây Tùng, cây Bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy…
Những người có lòng nhân nghĩa ấy chẳng những thế, còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà giúp đỡ những số phận không may. Mặc Tử cho là đời là suy biến, coi sự làm việc “Nghĩa”, sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.
Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi. Khi bạn làm điều gì đó cao thượng và tốt đẹp và không ai để ý thấy, đừng buồn. Bởi mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kỳ diễm và thế mà hầu hết khán giả vẫn đều đang ngủ.
Hãy trao tặng tình yêu thương bất cứ nơi đâu bạn tới: trước tiên trong chính mái ấm của mình. Hãy yêu thương con cái, bạn đời, và cả những người hàng xóm… Đừng để ai tới với bạn mà không rời đi tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Hãy là hiện thân sống động cho lòng nhân ái bằng cách thể hiện lòng nhân từ trên gương mặt, trong ánh mắt, trong nụ cười và cả trong những lời chào nồng ấm.
Nguồn: Quà tặng cuộc sống
Nhung Nguyễn biên tập