Cảm Ngộ Nhân Sinh

Nhiều người không hiểu ý nghĩa thực sự của thành ngữ: “Nam tôn nữ ty”

By Đăng Dũng

November 23, 2021

Nói đến “nam tôn nữ ty”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì cao quý còn người nữ thì thấp hѐn. Nhưng kỳ thực, cách hiểu như vậy là không thỏa đáng!

Kỳ thực “Trọng nam khinh nữ”, không phải ý muốn nói là nam giới thì cao quý, còn phụ nữ thì thấp hèn. Chữ “Tôn” (Cao) và “Ti” (Thấp) trong câu “Nam tôn nữ ty” vốn có nguồn gốc từ đạo lý Âm Dương hòa hợp của “Kinh Dịch”.

Hàm nghĩa của câu “Nam tôn nữ ty” là ý nói rằng nam giới có đặc tính khí chất của người nam, nữ giới có đặc tính khí chất của người nữ, điều này đã quyết định sự phân công các nhiệm vụ vai trò khác nhau của nam nữ trong gia đình, nam nữ tuân thủ nghiêm ngặt vị trí của mình, gia đình tự nhiên sẽ êm ấm thịnh vượng.

Câu “Nam tôn nữ ty” xuất phát đến từ “Kinh Dịch”, trong “Kinh Dịch Hệ Từ” có viết: “Thiên tôn địa tị, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ … càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.” (Trời ở trên cao Đất ở dưới thấp, càn khôn đã được định rõ vậy. Lấy tôn cao ty thấp để trình bày rõ, địa vị cao thấp ra sao đã sẵn ở vị trí đó rồi … Cung Càn tạo thành Nam, cung Khôn tạo thành Nữ).

Trong đó “Tôn” là cao, “Ty” là thấp. Là hai từ chỉ vị trí cao thấp. “Thiên Tôn Địa Ty” là để diễn tả ý nghĩa “Trời ở trên Đất ở dưới, Trời cao Đất thấp”, là một cách dùng để miêu tả trạng thái tự nhiên. Trong “Thuyết Văn Giải Tự” có viết: Tôn, được gọi là cao vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Nhã” giải thích: Ty, lùn thấp vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Vận” viết : Ty, ở bên dưới vậy.

“Kinh Dịch” là miêu tả quy luật vận hành của thiên thể vũ trụ. Tư tưởng trung tâm cuối cùng của nó là quy về Âm Dương cân bằng. Phàm là những sự vật không cân bằng, không hòa hợp, cuối cùng nhất định đi lệch khỏi đường lối và quỹ đạo. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ cuối cùng đều tất yếu hướng về hòa hợp và cân bằng. Một tư tưởng trung tâm khác của “Kinh Dịch”, chính là Âm Dương tự có vị trị của nó, Thiên tại vị trí của Trời, Địa ở vị trí của Đất; Âm tại vị trị của Âm, Dương tại vị trí của Dương.

Thiên địa, âm dương, nam nữ là một phương pháp “phân loại” của cổ nhân. “Nam tôn nữ ty” chính là từ “Thiên tôn địa ty” khai triển diễn biến mà sinh ra. Bổn ý của nó là nói “Nam nữ là không giống nhau”. Đây là một cách phân chia của thiên nhiên, trạng thái tự nhiên.

Nguồn ảnh: secretchina

Nam tôn: Làm một người đàn ông – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất thiết phải giống như Trời. Cao vang công chính (ở địa thế trên cao, âm thanh vang rộng công bằng chính trực), tự cường bất tức (tự mình cố gắng mạnh mẽ không nghỉ), tức là: “Thiên hành kiên, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Trời hành theo đạo kiện toàn, người quân tử đi theo đạo không ngừng tự vươn lên);

Nữ ty: Làm một người phụ nữ – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất định phải giống như Đất, to lớn khiêm nhường, bao dung, lấy đức dày chở muôn vật, vô tư vô oán, chính là: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu tải vật“ (Đất ở tại vị trí của cung Khôn, người quân tử lấy đức lớn mà mang tải vạn vật).

“Nam tôn nữ ty” đề xướng hòa hợp của tự nhiên, âm dương đều có an bài vị trí của mình. Vì vậy “Nam tôn nữ ty” là giảng đạo lý nam nữ nên sống hài hòa như thế nào trong hôn nhân và đời người, và không có nội hàm nam nữ bình đẳng. Một người đàn ông phẩm cách cao thượng, người phụ nữ tự nhiên sẽ tôn trọng anh ta, thuận theo anh ta. Trong gia đình, nam nhân chính trực cao thượng, nữ nhân nhã nhặn khiêm hòa, khoan dung; thì gia đình không có một lý do nào của sự bất hòa. Ở trong xã hội và gia đình như vậy, người phụ nữ cũng tự nhiên có được địa vị tương ứng và sẽ không có sự kỳ thị.

Mạnh tử nói: Cha con gần gũi thân thiết, vua tôi nhân ái có đạo nghĩa phép tắc, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng. Đây chính là ngũ hành.

Phu (chồng) tựa như thiên (trời), phụ (vợ) tựa như địa (đất). Thiên, nhật nguyệt chiếu rọi, vân vũ hành theo, tưới nhuần đại địa; Địa, gánh đỡ sơn hà, dựng dục trường dưỡng (ấp ủ mầm sống, nuôi nấng dưỡng dục), nhân loại vạn vật, đời đời phồn vinh, sinh sôi không ngừng. Phu (chồng), bảo hộ gia đình, để gia đình không chịu bất kỳ tổn hại; thê (vợ), mang hoài thai nghén, bồi dưỡng giáo dục con cái. Chính là phù hợp đạo lý âm dương, nam nữ phân công bất đồng, nếu như cả hai đều tận tâm với chức trách của mình, thì gia đình tự nhiên được hòa thuận.

Trái lại, nếu như trời không có mưa, thì đất khô hạn, cuộc sống của chúng ta ngay lập tức hỗn loạn; cũng giống như vậy, chồng không kiếm tiền, vợ mất đi chỗ dựa, cuộc sống gia đình ngay lập tức phát sinh rối loạn. Lại nhìn xem hiện tượng tự nhiên, hoa cỏ cây cối là không thể ly khai khỏi mặt đất, chính như em bé cũng không thể rời xa khỏi mẹ vậy, đạo lý trong đó vi diệu. Có thể thấy vợ chồng có nhiệm vụ trong gia đình khác nhau, mà không thể thay thế lẫn nhau.

Do vậy câu nói: “Nam tôn nữ ty” có nghĩa là người vợ phải lấy nhu hòa, dịu dàng làm gốc. Người chồng mạnh mẽ lo toan sự nghiệp, nuôi dưỡng gia đình. Có như vậy thì âm dương mới hòa hợp, gia đình tự nhiên được hòa thuận.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: Secretchina