Trong phép xã giao truyền thống từ xa xưa của người Đông Á rất trú trọng đến cách cư xử và hành vi của một người.
Người ta có thể từ hành vi, tác phong, và tư thế của một người mà có thể biết được người đó là người giàu có, lịch lãm, đứng đắn; hay thô tục, nghèo khổ.
Trong tác phẩm “Tương Lý Hành Chân” của Trần Chiêu Vương có nói: “Đứng là dương, ngồi là âm, dương chi phối động, trong khi âm chi phối sự yên tĩnh”.
Chuyển động là dương, tĩnh lặng là âm. Vì vậy, khi tâm tĩnh cũng thể hiện ra cách ngồi. Mà khi đứng cũng thể hiện ra phong thái.
1. Tướng mạo của bậc tướng quân, tài cao, trí lớn
Tướng mạo của bậc tướng quân, tài cao, trí lớn có dáng đứng thẳng như ngựa, ngồi vững như núi. Dù họ đứng hay ngồi trong thời gian lâu nhưng cơ thể luôn trong trạng thái ngay ngắn, người không ngả nghiêng, siêu vẹo, đây cũng là minh chứng cho sự giàu sang và trường thọ.
Người xưa tin rằng một thế đứng tốt là phải có eo thẳng và chân thẳng, không đung đưa người.
Người xưa rất chú ý đến sự vững vàng khi ngồi thẳng, sẵn sàng đi, khi đứng dậy thì vững vàng và chậm rãi. Cái gọi là “ngồi như đá, đứng lên như một đám mây” có nghĩa là ngồi vững, đứng lên nhẹ nhàng.
Dù ngồi lâu nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, tư thế ngồi không hỗn loạn, người như vậy là người trường thọ, vững trãi về đường công danh.
2. Người hay rung đùi, lắc người, thường xuyên thay đổi tư thế là tướng xấu
Người hay rung chân, đây là một loại người thất bại.
Có câu: “Nam rung chân thì nghèo, nữ rung chân thì kém cỏi”. Cũng có câu nói: “Cây rung thì lá rụng, người rung chân thì phúc rơi”.
Rung chân là điềm báo mất tiền. Những người thường xuyên rung chân là người bần tiện, cách cư xử cũng không lịch thiếp.
3. Mỗi khi ngồi đầu hay cúi xuống, tâm như một con khỉ
Ngồi xuống hay cúi đầu, những người như vậy có nhiều tâm cơ khó đoán, ẩn sâu, lúc nào cũng suy nghĩ vấn đề, đầu óc nhạy bén như khỉ.
4. Đi như sói, miệng như hổ là người đa mưu
Đi như sói có nghĩa là hay nhìn xung quanh, nhìn bên trái rồi nhìn bên phải, rồi thi thoảng quay đầu nhìn lại. Miệng như hổ ám chỉ việc đi bộ với hàm răng nghiến chặt và nét mặt căng thẳng.
Đó là lý do khi bạn đi bộ, tâm trạng của bạn vui vẻ thì khuôn mặt của bạn trông cũng thoải mái, giãn nở hơn.
Đi như sói, miệng như hổ là những người đa nghi, dễ thay đổi, nham hiểm và khó lường.
Những kẻ bội bạc, gian ác trong lịch sử thường ví như đi như sói, miệng như hổ, chẳng hạn như Tư Mã Ý trong Tam quốc diễn nghĩa.
5. Những người đi bộ hay cúi đầu xuống là người có tâm địa nham hiểm
Nói chung, những người thích đi cúi đầu không hẳn là người xấu, nhưng đa phần họ không dễ bị bắt nạt hay đùa giỡn, họ thường là những người có nhiều suy nghĩ, khó đoán.
Dân gian cũng có một câu nói: “Củ cải xanh, vợ ngẩng đầu, chồng cúi mặt”, được gọi là “Tam độc”.
Có nghĩa là đàn bà hay ngẩng mặt lên trời và đàn ông hay cúi đầu thường là người có tham vong, khó đối phó.
Ngày trước khi con người nhấn mạnh nghiên cứu thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ thì việc xem tướng số của một người rất quan trọng nên mọi người rất trú trọng cách đi, đứng, ngồi. Nhìn cách đi đứng của một người cũng có thể biết được người này có giáo dưỡng không?.
Trong nhân tướng học, người ta cũng nói rằng mọi vấn đề đều được sinh ra từ trái tim hay còn gọi là tâm, chính vì vậy cốt lõi của mọi vấn đề chính là ở tâm, một người có tâm thiện lương, làm nhiều việc tốt sẽ có có phúc báo và có vận mệnh tốt, khi vận mệnh tốt thì vô hình dung tư thế đứng hay tư thế ngồi cũng vì thế mà tự biến đổi theo. Do vậy để cải biến gốc rễ của vấn đề thì bên cạnh việc sửa đổi cách ngồi, cách đứng của mình cho phù hợp thì việc sửa đổi tâm tính của mình tốt lên chính là cốt lõi của mọi điều tốt đẹp.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: secretchina