Cha mẹ nào cũng thương con, nhất là con gái trước khi về nhà chồng. Thương lắm! Sợ con vất vả, sợ con ăn ở với nhà người ta không đúng gia phong, lo bị mẹ chồng khó tính, lo con không dược tự do vui vẻ như ở với cha mẹ. Bao nhiêu nỗi niềm dồn hết vào ngày cô gái lên xe hoa. Nên có tục mẹ đẻ không được đi cùng con gái về nhà chồng trong ngày đón dâu, có lẽ cũng vì những điều lo lắng đó.
Thường là mẹ thương con tỷ mỉ hơn. Tình thương của mẹ giành cho con gái có một phần cuộc đời mình trong đó, có một nỗi khổ tâm của cảnh làm dâu xứ người vì mẹ cũng đã từng cất bước đi làm dâu. Nên mẹ thường hay khóc khi con đi lấy chồng.
Ông bố này lại khác, tình cảm mà ông dành cho con còn chan chứa nước mắt hơn cả bà mẹ. Ngày con đi lấy chồng, ông vừa thấy hạnh phúc vừa như mất mát cái gì vô cùng lớn lao mà ông không hình dung nổi, chỉ biết rằng ông không muốn báu vật của mình phải khổ phải buồn. Những lời dặn con gái có lẽ là có một không hai.
Ngày cưới bố em dặn rể: Sau này không yêu nó nữa thì trả về cho bố, cấm giở quyền cước, song phi
Em vừa lên xe hoa về nhà chồng được 1 tuần rồi các chế ạ. Đến bây giờ em vẫn không thể quên được ánh mắt rưng rưng của bố hôm tiễn con gái đi lấy chồng.
Em lấy chồng hơi muộn, 29 tuổi mới có người rước. Nhà em cũng gia giáo, không đến mức quá giàu nhưng từ nhỏ bố mẹ đã cưng em như trứng mỏng. Nhà chỉ có hai anh em. Anh trai em cưới vợ gần chục năm và có 2 cháu rồi, anh chị sống chung với bố mẹ em. Được cái chị dâu cũng tốt nết, bố mẹ em thương chị ấy như con gái vậy. Ông bà lúc nào cũng bảo:
“Mình tốt với con dâu thì sau này con gái mình cũng được nhà chồng đối đãi tử tế như thế thôi”
Trước hôm em cưới khoảng 2 tuần, bố em đã bán nguyên một cái hồ nuôi cá để mua 5 cây vàng cho em làm của hồi môn. Tối trước ngày cưới, ông bà còn dặn dò đủ thứ. Bố mẹ em trước nay luôn vậy, lúc nào cũng căn dặn em thật tỉ mỉ từng li từng tí một. Mẹ nói:
“Về nhà người ta làm dâu không giống như nhà mình, liệu đường mà sống cho phải phép con ạ. Làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau…”
Bố lại bảo: “Con gái đi lấy chồng thì vẫn là con của bố mẹ. Lấy chồng khổ quá thì về đây bố nuôi”; – “Thôi bố mẹ cứ lo xa, con của bố mẹ cũng khéo lắm chứ tưởng à.”;- “Uh, tống cổ được đi là tốt rồi! Không ế quá bố mẹ chả nuôi được”. Bố nói thế nhưng em hiểu tâm trạng của ông lúc ấy. Ngoài mặt thì bố mẹ thấy con gái đến tuổi mà chưa có ai sốt ruột giục thôi.
Nhưng em biết ngày em đi lấy chồng chắc chắn ông bà sẽ buồn lắm. Nhà chồng em ở ngoại thành Hà Nội, gia đình cũng khá giả. Bố mẹ anh không phản đối gì cuộc hôn nhân của hai đứa. Nhưng dù gì thì họ vẫn là người thành phố, nếp sống cũng khác hoàn toàn ở quê.
Mẹ chồng em thì làm kinh doanh, tính bà cũng không được thoải mái, dễ dãi đâu. Bố mẹ em cũng đã xuống nhà thông gia rồi nên về ông bà cứ lo em làm dâu thành phố sẽ không phù hợp.
Hôm cưới trong lúc tiếp khách bố em vẫn tươi cười lắm. Đến khi nhà trai lên chính thức làm lễ xin dâu, em chẳng dám nhìn, thấy mắt bố đỏ hoe. Lúc ông bà lên trao của hồi môn để con gái về nhà chồng ông ông cầm tay em dặn dò đủ thứ, từ những việc nhỏ nhất, kiểu như:
“Sáng nhớ dậy nấu đồ ăn sáng, đừng bao giờ cãi chồng trước mặt ông bà thông gia… Nhà có giúp việc nhưng cũng phải vào bếp nấu nướng cho bố mẹ chồng…”
Rồi nào là: “Vợ chồng ăn đời ở kiếp với nhau, phải biết nhường nhịn nhau các con ạ.”
Lúc đấy bố mẹ dặn nhiều lắm, nhưng cảm xúc của em đang hỗn độn, chẳng thu nạp được nhiều mấy, chỉ vâng dạ, cố gắng kiềm chế để ông òa khóc lên. Xong bố em cầm tay con rể lâu lắm, trầm ngâm một lúc, ông không nói ra mic mà đủ để em với anh và những người trên sân khấu nghe thấy thôi.
“Con rể… Bố bảo cái này…” – “Vâng bố” ; – Giọng bố lạc hết cả đi:
“Con gái bố đẻ ra nên bố biết tính nó, ở nhà được bố mẹ nâng như nâng quả trứng ấy. Sau này nếu vợ con có làm gì sai, có làm con không vừa ý, hay là nhỡ thôi, nhỡ có gì xảy ra mà con không còn yêu thương được con gái bố nữa, thì đừng có đánh đập, chửi bới nó.
Con cứ gửi về nơi sản xuất là nhà bố đây, không thì cứ gọi để bố lên đón con gái bố về”. Xong bố lại nói với em, cầm tay em dặn dò đủ thứ, từ những việc nhỏ nhất, kiểu như: Nghe bố dặn này! Đi lấy chồng rồi khi nào mệt mỏi quá thì cứ về nhà nghỉ ngơi, bố mẹ không cấm đâu”. Nghe bố nói đến đấy mà em không thể kiềm chế được nữa, cứ thế khóc òa lên, nghẹn cả giọng luôn: “Vâng… con biết… rồi bố…”
Chồng em cũng rơm rớm nước mắt. Lúc em lên xe về nhà chồng rồi hai ông bà vẫn đứng chấm nước mắt ngắn dài. Nhìn qua cửa kính em không bao giờ quên hình bóng của hai người đứng nhìn đến tận lúc xe hoa đi khuất. Bố của em như thế đấy các mẹ ạ.
Nguồn: hot2.vietgiaitri360.com
Nhung Nguyễn