Đời người ai không phải trải qua cuộc bể dâu. Thấm thoát quay đầu nhìn lại thời gian trôi qua mau, như bóng câu qua vụt qua thềm, như nước chảy qua cầu, như gió cuốn mây trôi. Những ân oán tình đời, những ưu tư đời người, rồi cũng qua đi, thật đúng là trăm năm thấm thoát đã bạc mái đầu…
Những ưu phiền đời người khi đã qua. Ngoản đầu nhìn lại núi vẫn xanh, mây vẫn trắng, sơn xanh thủy tú, trời cao bát ngát biển vẫn mênh mông vậy tại sao ta vẫn giữ lại những ưu phiền, ân oán đó đó? sao không để gió cuốn đi.
Đời người học cách biết chấp nhận sự thật, rồi biết cảm ơn những điều mình đã trải qua. Biết chấp nhận là mình đã bắt đầu biết sống thuận theo tự nhiên, biết cảm ơn những gì đã đến là mình đã bắt đầu biết tu dưỡng, cảm ơn là một loại mỹ đức cao thượng, làm cho lòng người rộng mở.
Hành trình đời người có hữu hạnh, cái mà người ta luôn mang theo từ khi chào đời chính là sự thiện lương, luôn giữ sự thiện lương làm cho người ta mới thấy hạnh phúc và dẫn người ta đi về con đường ý nghĩa nhân sinh. Biết trân quý hơn những gì mình trải qua, biết tha thứ, biết bao dung, biết tốt với người, tốt với mình bởi cuộc sống không bao giờ có chỗ cho hận thù ích kỷ, và theo lẽ đời lẽ người nếu chất chứa những điều đó thì nó lại quay lại làm hại chính bản thân mình.
Có một câu chuyện. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm ra một đề kiểm tra kỳ lạ cho học sinh. Ông yêu cầu tất cả học trò của mình về nhà viết tên những người mình vốn không thể tha thứ lên trên những củ khoai tây và cho vào túi nilon, viết rõ cả ngày tháng và lý do. Thầy cũng yêu cầu học trò mang theo chiếc túi đó mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi ngủ cũng phải đặt ở đầu giường.
Một thời gian sau, tất cả học sinh đều nhận ra rằng chiếc túi đó quả thực là một gánh nặng. Sinh hoạt cá nhân của họ đều gặp không ít trở ngại. Khi ăn, ngủ, vệ sinh, họ đều phải mang nó kè kè bên mình. Ngoài ra, ngày tháng trôi qua, những củ khoai tây để trong túi đã bắt đầu phân huỷ, thối hỏng, trở thành một loại chất nhầy nhụa, bốc mùi.
Lúc ấy, người thầy nọ ôn tồn giảng: “Các em thấy đấy, không thể tha thứ cho người khác chính là một loại gánh nặng. Tâm oán hận sẽ tích tồn những thứ dơ bẩn trong lòng. Nếu mãi ôm giữ oán hận rồi chúng ta sẽ tự làm cho bản thân mình trở nên nhơ nhuốc đi”.
Đường Vân