Nguồn học: danviet.vn

Khám Phá

Những vị hoàng đế anh minh luôn lo trước cái lo của thiên hạ, luôn vui sau cái vui của thiên hạ

By Đăng Dũng

July 05, 2021

Cuộc sống của chúng ta luôn gắn với vận mệnh của bách tính trăm họ. Quá trình đó không bao giờ kết thúc cho tới khi ta chết. Những vị vua anh minh trong thời Trung quốc cổ đại đều lấy đạo lý này để hành xử trong suốt thời gian cầm quyền của mình.

Cái gọi là thiên trường địa cửu, cũng không phải dễ dàng như việc ngẩng đầu ngắm mây trôi. Sống trên đời có rất nhiều trách nhiệm phải gánh trên vai, có rất nhiều quy tắc cần phải tuân thủ, có rất nhiều sự tình cần phải băn khoăn. Phải học cách sống từ trong những khuôn điều giáo lý, học được cách sống rồi thì phải hảo hảo mà sống, cho đến khi lưng có thể đeo trách nhiệm, sống có thể tuân theo quy tắc, chuyện băn khoăn có thể giải quyết hết thì con người ta đã thỏa hiệp với đời, không buồn đấu tranh với số mệnh nữa, có thể gọi là trưởng thành, là già đi, và họ trở thành những huyền thoại lưu danh sử sách.

Những vị hoàng đế anh minh đó luôn lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ( tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Vì thế thiên hạ thái bình, bách tính yên vui no ấm. Hãy xem cách các hoàng đế ứng phó khi có thiên tai nhân họa.

Hoàng đế xưa ứng phó thế nào khi quốc gia gặp thiên tai nhân họa?.

Các vị hoàng đế xưa rất coi trọng nội hàm “thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, cho rằng thiên tai phát sinh, là do đức hạnh chính mình chưa đủ. Vì thế mỗi khi có thiên tai, các quân vương xưa đều phản tỉnh lại những thiếu sót, tu thân để sửa đổi.

Trong “Đại Minh hội điển” của nhà Minh có ghi chép lại như sau: Năm 1585 phát sinh đại hạn, đến trong giếng cũng không có nước. Hoàng đế Vạn Lịch đã đích thân dẫn hơn 4000 văn võ bá quan đến Thiên Đàn cầu mưa

Ở đây ông đã đọc huấn từ rằng, thiên thời đại hạn, hẳn là kết quả của việc bản thân mình khuyết thiếu đức hạnh, cũng như các tham quan ô lại khắp nơi bóc lột bách tính, mạo phạm đến thiên thượng. Vì thế nhất định phải thay đàn đổi dây, trừng trị ác nhân, phổ biến chính trị nhân từ. Trong “Thần tông thực lục” có ghi chép lại rằng, chưa đầy một tháng sau, đã xuất hiện một trận mưa đá cực lớn kéo dài liên tục hai ngày.

Trong “Thế tông thực lục” của triều đại nhà Thanh ghi lại: Một trong những đế vương anh minh nhất trong lịch sử Trung Quốc – Ung Chính đã nhiều lần phê chỉ thị giảng giải về sự ứng nghiệm của đạo lý “thiên nhân cảm ứng”.

“Phàm là nơi nào đó bị hạn hán, lũ lụt đều là do nhân sự tạo thành, hoặc là triều đình chính vụ không tốt, hoặc Tổng đốc Tuần phủ đại nhân không làm tròn trách nhiệm, hoặc là Thái Thú tri huyện không xứng chức. Hay là một chỗ nào đó trong vùng, nhân tâm dối trá không đủ phúc hậu. Những việc như thế này chính là mạo phạm thiên thượng, mà nhận phải tai ương”.

Có thể thấy theo quan niệm của người xưa, thiên tai nhân họa là có mối liên hệ chặt đến đức hạnh của người cầm quyền. Gặp phải thiên tai, nhất định phải cầu nguyện, đây là phương thức mà từ bách tính cho đến hoàng đế đều sử dụng trong suốt 5.000 năm lịch sử Trung Hoa.

Trong triều đại nhà Thanh, cầu nguyện đã trở thành một loại quy định. “Thanh triều văn hiến thông khảo” có ghi lại: “Triều đình ta phàm gặp hạn hán hay lũ lụt, thì một là phải cầu nguyện, hai là phải trị tham quan”.

Trong “Thanh Thánh Tổ thực lục” có một đoạn luận thuật của hoàng đế Khang Hy, với đại ý là: “Ta đã thượng vị 56 năm, trong đó suốt 50 năm ta đều cầu nguyện mưa thuận gió hòa. Mỗi khi có hạn hán, ta đều cầu nguyện ở trong cung, quỳ gối ba ngày đêm, chỉ ăn các món thanh đạm, đến dầu và tương cũng không có, để biểu đạt thành tâm chay tịnh của mình.

Ngày thứ tư ta đi bộ đến Thiên Đàn cầu nguyện, thì mây mưa bất ngờ kéo đến, ta đi bộ trở về, trên mặt đất nước ngập qua giày. Sau này, người của các tỉnh lên kinh trình tấu, ta mới biết ngày hôm đó, các tỉnh trong cả nước đều có mưa. Cho nên ta nói, thật sự thành tâm, thiên địa nhất định sẽ có cảm ứng”.

Trong những năm Khang Hy, đã có 3 lần xảy ra động đất cấp 8 trở lên. Trong đó trận động đất năm 1679 ở Hà Bắc ảnh hưởng tới cả kinh thành nên triều đình nhà Thanh đặc biệt coi trọng. Trong “Tam hà huyền chí” có ghi chép chi tiết về trận động đất như sau: “Ngày 28/07 có trận địa chấn, từ Tây Bắc đến Đông Nam, như thuyền nhỏ gặp sóng lớn, người không thể đứng dậy. Tường nhà đổ sập, tứ phía la liệt, rất nhiều người bị chết”.

Lần động đất này xảy ra đúng thời điểm Hoàng đế Khang Hy đang bận rộn bình định loạn Tam phiên. Vì thế ông đã tranh thủ thời gian viết chiếu lệnh cứu tế, đồng thời cáo thị với quần thần rằng: “Trận địa chấn là để cảnh báo tình trạng liên cung bất hòa, chính trị bất ổn”.

Thái độ của Hoàng đế Khang Hy rất thành tâm, ông tìm ra 6 mục “tai hại” của quan lại, cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tai họa, và lệnh cho Bộ lại lập pháp nghiêm cấm, để tận trừ tệ nạn. Hoàng đế Khang Hy chỉ ra: “Chỉ cần có một trong số này, thì đều gây nên tai họa”.

Thiên tai chính là cảnh báo của Thần đối với con người thế gian. Con người không ngộ ra được thì phải chấp nhận sự hủy diệt.

Nhung Nguyễn biên tập

Nguồn: tinhhoa.net.