Theo văn hóa thần truyền, chữ Hán khác với các chữ khác trên thế giới. Vì trước khi chữ Hán được đổi thành chữ giản thể, đằng sau chúng đã có những yếu tố Thần Thánh.
Người Trung Quốc nhiều đời trước thống nhất dùng văn tự chữ Hán (phồn thể) để viết và dùng ngữ pháp chữ Hán để hiểu. Lối hành văn ấy thường gọi là văn chương bát cổ, sử dụng ở các triều đại phong kiến. Đến nay, Chính phủ Trung Quốc thống nhất dùng chữ viết tiết giản các nét (giản thể) và ngữ pháp vùng Bắc Kinh cho đất nước này, từ đó trở thành tiếng phổ thông Trung Hoa (Trung văn) hay còn gọi là tiếng Quan thoại, tiếng Bắc Kinh.
Trước khi các ký tự chữ Hán trở thành các ký tự giản thể, những yếu tố bí ẩn đằng sau luôn mang những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt và Thần thánh.
Theo ghi chép của “Nguyên Hoa Tự”, vào những năm cuối cùng trong quá trình xây dựng của Đường Đức Tông, học giả Hứa Nguyên đã mua một tập sách cổ trên giấy vàng. Anh ta đọc nó và châm biếm, sau đó cuộn nó lại, giống như một chiếc nhẫn không có đầu. Hứa Nguyên đã vò nát nó và đốt nó bằng một ngọn lửa. Hứa Nguyên sau đó đã nói với một đạo sĩ về vấn đề này.
Đạo sĩ nói: “Ôi! Ngươi là phàm thai, gặp phải việc này thì ngươi không thể bất tử được. Đây là số mệnh!
Thật đáng tiếc khi thế giới ngày nay có vẻ đang tiến bộ, nhưng trên thực tế nó đã phá vỡ khoảng cách giữa con người và Thần. Giống như các ký tự giản thể được người Trung Quốc sử dụng ngày nay, ý nghĩa của chúng khá khác so với các ký tự truyền thống. Ý nghĩa đằng sau các ký tự đơn giản chắc chắn sẽ trở nên không thể nhận ra. Nội hàm sâu sắc không còn nữa và mọi thứ đã mất đi tính tương ứng.
Những ví dụ đơn giản:
Chữ thân trong chữ phồn thể 親 gồm bộ thân 亲 và bộ kiến 見, nhưng trong chữ giản thể chỉ có bộ thân亲. Trong chữ phồn thể nội hàm của chữ Thân này là những người thân phải thường xuyên gặp mặt nhau, người xưa cũng có nói “1 giọt máu đào, hơn ao nước lã”, đã là người thân phải thường xuyên gặp nhau, chia sẻ, trò chuyện và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng trong chữ giản thể chữ “thân” lại bỏ mất bộ kiến (gặp mặt), có nghĩa là những người thân không cần gặp mặt.
Chữ 愛(Ài – yêu) trong phồn thể, nhưng qua chữ giản thể đã bị mất đi bộ tâm 爱, trong tình yêu phải yêu nhau bằng cả trái tim, với tấm lòng chân thành, nhưng ở chữ giản thể thì yêu lại không có trái tim, không có tấm lòng.
Chữ phồn thể產(Chǎn – sản xuất), nội hàm của chữ này là sản xuất để có sinh sôi, bộ sinh生 (sinh sôi, sinh nở); nhưng khi qua chữ giản thể thì sản xuất chỉ có产 bị mất đi bộ sinh, có nghĩa là cứ sản xuất ồ ạt đi không cần nghĩ đến sự sinh sôi sau này. Cũng giống như xã hội hiện nay, rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc sản xuất ra rất độc hại và gây ra nhiều ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Chữ Mỳ trong chữ giản thể gồm có bộ mễ (lúa gạo)麵, nhưng chữ giản thể đã bỏ đi bộ mễ chỉ còn mỗi bộ diện (bề mặt)面. Nội hàm của chữ mỳ trong chữ phồn thể là mỳ được làm từ lúa gạo, chỉ ngũ cốc nói chung. Nhưng trong chữ giản thể còn mỗi bộ diện, có nghĩa là mỳ không được làm từ lúa gạo nữa.
Chữ “hướng dẫn”導 Dǎo trong chữ phồn thể gồm có bộ quai xước (bước đi) và bộ đạo (con đường) có nghĩa là khi hướng dẫn một người để đi đúng hướng thì phải hướng dẫn một con đường đúng đắn, nhưng qua chữ giản thể thì “hướng dẫn” 导 đã lược bỏ đi bộ quai xước (bước đi) và bộ đạo道(con đường).
Có nghĩa là người hướng dẫn không chỉ cho đường đi.
Chữ 飛 (fēi-bay) trong chữ phồn thể có 2 cánh, nhưng trong chữ giản thể có mỗi một cánh飞.
Chữ phồn thể雲 (Yún-mưa) trong chữ giản thể chỉ còn 云, đã mất đi bộ Vũ (雨- mưa)- nghĩa là thời đại ngày nay có mây chưa chắc đã mưa, ám chỉ môi trường ô nhiễm.
Chữ開 (kai – mở) có bộ môn門 – cửa, khi mở ra là phải có cử, trong chữ giản thể chữ Kāi 开 lại không có cửa, mà chỉ có bộ.
Chữ phồn thể進(Jìn- vào), trong chữ giản thể lại có bỗ tĩnh (cái giếng) bên trong bộ quai xước进 – nghĩa là đi vào trong giếng không có lối thoát.
Nhìn về Việt Nam chúng ta. Tuy chưa có con số tuyệt đối chính xác nhưng người ta thường cho rằng có khoảng 70% vốn từ vựng tiếng Việt là Hán Việt. Thậm chí có người còn đẩy con số lên đến 80%.Vai trò của các yếu tố Hán Việt rất quan trọng, không thể bỏ qua được, đặc biệt là về phương diện tạo từ. Các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ.
Ở Việt Nam chúng ta, trước đây khi xây dựng, đền miếu, chùa chiền, lăng tẩm thường dùng Hán Nôm đã trở thành quốc gia văn tự. Nhưng hiện nay, học sinh và ngay cả người lớn đi vào đền miếu, chùa chiền, trừ những nhà nghiên cứu và những người đã có sẵn vốn chữ Hán hay tiếng trung ra, thì không ai đọc được. Vậy không lẽ đó là những thứ không quan trọng chăng? Không – nó rất quan trọng vì nó là kết tinh những tinh hoa mà cha ông ta đã để lại.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang sử dụng các phương pháp nhập liệu bằng máy tính. Nhiều ký tự không còn được viết bởi con người.
Đằng sau mỗi chữ Hán cổ xưa (hay còn gọi là chữ phồn thể) đều ẩn chứa những điều kỳ diệu, mang văn hóa, nhưng điều đáng tiếc là ngày nay chúng ta trở nên rất khó nhìn thấy chúng. Chính sự băng hoại của đạo đức con người đã gây ra tất cả những điều này, và đó thực sự là một bi kịch.
Việc sử dụng rộng rãi việc in ấn đã khiến một số lượng lớn các ký tự bị bỏ đi, thậm chí là bị ném vào thùng rác, vào nhà vệ sinh, một khi con người đã không còn trân trọng chữ Hán với nội hàm mang văn hóa Thần truyền thì liệu điều kỳ diệu đằng sau các ký tự có còn xuất hiện và triển hiện cho mọi người thấy.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: Secretchina