Nguồn ảnh: pinterest.com

Làm Cha Mẹ

Nuôi dạy con cái: Tầm quan trọng của việc hạ thấp bản thân

By Đăng Dũng

May 17, 2021

Quá trình nuôi dạy trẻ là một điều tuyệt vời nhưng các bậc cha mẹ cũng không tránh được cảm giác vất vả, mệt mỏi. Ngày nay việc tiếp cận các phương pháp giáo dục con cái rất dễ dàng, có đa dạng các loại phương pháp giáo dục con cái khác nhau. Có khá nhiều phương pháp dạy con hữu ích, bản thân các bậc cha mẹ cũng có những phương pháp riêng trong việc giáo dục con cái. Ngoài ra, việc hạ thấp bản thân mình cũng là một điều quan trọng trong khi nuôi dạy con cái.

Một ngày sau giờ học, Tôi đến phòng đọc sách với con gái tôi. Phòng đọc sách yên tĩnh, con gái tôi vẽ tranh, tôi thì đọc sách.

Một lúc sau, tôi nghe thấy tiếng gõ cữa, một đồng nghiệp đến tra tài liệu. Đồng nghiệp của tôi lần đầu tiên gặp con gái tôi, cô ấy đã nói chuyện với con gái tôi một chút, sau đó cô ấy nói với con gái tôi “Tôi xin lỗi vì đã làm phiền bạn” và quay trở lại làm việc. Con gái tôi mỉm cười đáp lại, và lại bắt đầu say sưa vẽ tranh. Phòng đọc yên tĩnh trở lại.

Phòng đọc lúc đó yên bình hơn lúc ở nhà. Tôi luôn nhắc nhở khi con gái tôi làm ồn ở nhà. Nhưng khi con gái tôi mải chơi và không nghe lời, tôi đã nhiều lần mắng mỏ con gái mình. Khi bị tôi mắng, con gái tôi không cãi lại nhưng mặt nó hờn dỗi, buồn bã và lặng thinh.

Khi nghe cuộc đối thoại giữa con gái tôi và đồng nghiệp, tôi đã suy nghĩ lại về bản thân mình. Tôi nhận thấy rằng, ngay cả cùng một nội dung cũng có thể tạo cho người nghe ấn tượng khác nhau tùy thuộc vào cách họ nói. Chỉ là một câu chuyện không làm phiền lẫn nhau, nhưng trong khi tôi luôn miệng nói: “Đừng làm phiền” thì đồng nghiệp của tôi lại nói: “Tôi xin lỗi đã làm phiền”. Câu nói “Đừng làm phiền” của tôi khiến con gái tôi trở nên buồn bã nhưng cách nói “Tôi xin lỗi đã làm phiền bạn” của đồng nghiệp lại dễ dàng để con gái tôi chấp nhận.

Nếu thử nghĩ về lý do thì rất đơn giản. Lời nói của tôi là ra lệnh và xen lẫn sự bất mãn. Nhưng lời nói của đồng nghiệp tôi là đứng cùng vị trí với con tôi và con tôi cảm thấy được tôn trọng ở đó. Trong khi tôi tiếp xúc với con tôi ở quan điểm từ trên nhìn xuống, thì đồng nghiệp của tôi lại hạ thấp bản thân mình xuống và nói lời xin lỗi vì đã làm phiền ngay cả khi đối phương là một đứa trẻ. Với quan điểm khác nhau, tâm thái khác nhau, điều đó cũng tạo nên kết quả khác nhau.

Khi nói chuyện với trẻ, ngay cả khi bạn nghĩ mục đích đó là tốt cho trẻ nhưng nếu dùng tâm thái áp đặt từ trên xuống thì sẽ khó được chấp nhận. Mặt khác, nếu bạn thử hạ thấp mình như đồng nghiệp của tôi, tôi nghĩ rằng sẽ ít mâu thuẫn và con bạn cũng sẽ vui vẻ chấp nhận bạn. Nắm bắt được tâm lý của trẻ cũng là cách giáo dục trẻ tốt nhất. Nếu không nắm bắt được tâm lý của trẻ, không hiểu được chúng thực sự mong muốn gì thì cha mẹ cũng sẽ gặp phải những khó khăn trong việc giáo dục con cái.

Nguồn: epochtimes.jp

Mộc Hương biên tập