Kỹ thuật hiện đại ngày nay và lý thuyết tiến hóa đã kết luận rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ khoảng vài trăm nghìn năm trước. Với tất cả những khám phá gần đây, liệu giả thuyết này có còn tiếp tục tồn tại được nữa không? Mô hình khoa học lỗi thời đó liệu có tiếp tục tồn tại khi hàng loạt bằng chứng mới về nguồn gốc con người được phát hiện?
Những phát hiện gây tranh cãi
Trong vài thế kỷ qua, đã có nhiều phát hiện về dấu chân, xương và cổ vật về con người, những người đã xuất hiện trên trái đất lâu hơn nhiều so với lý thuyết tiến hóa đã đưa ra, sẽ khiến chúng ta tin tưởng thuyết tiến hóa đã thực sự lỗi thời.
Theo dailykos.com: “Tuy nhiều nhà cổ sinh vật học cảm thấy rằng dữ liệu khảo cổ học cho thấy rằng cộng đồng người Homo sapiens có thể đã bắt đầu từ 100.000 năm trước, thì bằng chứng khảo cổ học và DNA về nguồn gốc của loài người hiện đại ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước là khá thuyết phục’’.
Những bộ xương của con người có niên đại gần 300 triệu năm đã được khai quật. Cũng có những phát hiện về dấu vết của con người trong các lớp đá có thể được truy nguyên từ hơn 500 triệu năm trước. Những cổ vật do con người chế tác đã được phát hiện từ các thành tạo đã hơn 600 triệu năm tuổi.
Theo Carl Zimmer trong cuốn sách của ông Hướng dẫn thân thiện bảo tàng Smithsonian về nguồn gốc con người: “Tất cả loài người hiện đại có thể truy tìm nguồn gốc của họ đến một nhóm nhỏ người châu Phi sống cách đây chưa đến 200.000 năm và lan tỏa ra từ châu Phi khoảng 50.000 năm trước.
Bằng chứng về những dấu chân của người cổ xưa đã được tìm thấy tại Laetoli, Tanzania, trong tro núi lửa được coi là ít nhất 3,5 triệu năm tuổi. Mặc dù những dấu chân này không có được liên kết với loài người ngày nay, nhưng các nhà khoa học nổi tiếng của lĩnh vực như Mary Leakey đã kết luận rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta có đôi chân hiện đại kỳ lạ!
Theo krishna.com: “Vì vậy, có vẻ như được cho phép, xem xét một khả năng mà cả Tuttle và Leakey không đề cập đến – những sinh vật sống ở Đông Phi khoảng 3,6 triệu năm trước có cơ thể giống như cơ thể con người hiện đại vì họ có bàn chân hoàn toàn phù hợp với bàn chân con người hiện nay’’.
Một ví dụ khác là việc tìm thấy xương đùi ở hồ Turkana, Kenya, vào năm 1972. Mẫu vật này, tương tự như dấu chân người, được các nhà khoa học xác định là đã hơn 2 triệu năm tuổi. Họ kết luận rằng xương đùi đó thuộc về một loài gọi là tiền-loài người, như là Homo habilis.
Cơ hội cho lý thuyết mới
Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn cộng đồng khoa học đã vô hiệu hóa những phát hiện này hoặc bỏ qua chúng chỉ đơn giản vì chúng không phù hợp với thuyết tiến hóa của Darwin đã được thiết lập và các nghiên cứu khác về thời cổ đại của con người. Theo những lý thuyết đã được thiết lập này, những người hiện đại như chúng ta không thể tồn tại trước 100.000 năm trước.
Tuy nhiên, trước loài người nguyên thủy Homo sapiens, có thể có nhiều tổ tiên nguyên thủy của con người hơn nữa.
Thực tế là những lý thuyết đã được thiết lập này đóng vai trò là điểm tham chiếu cho các thành viên quan trọng của cộng đồng khoa học về tổ tiên loài người, nhưng chúng ta có rất nhiều thông tin thực tế được coi là chưa đầy đủ hoặc nhất quán theo những lý thuyết này, nên đã tạo ra cơ hội cho các lý thuyết thay thế khác liên quan đến tiến hóa của con người hiện đại.
Michael Cremo là một nhà khoa học có tiếng nói nổi bật cho việc xem xét một lý thuyết thay thế như vậy cho thuyết tiến hóa của Darwin. Những phát hiện và nghiên cứu của ông đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới khoa học.
Cuốn sách của ông, đồng tác giả với Richard L. Thompson, có tựa đề Forbidden Archaeology (Khảo cổ học bị cấm), là một tài liệu tổng hợp các bằng chứng khảo cổ học cho thấy sự cổ hủ của con người. Đây là một buổi nói chuyện mà ông đã gửi lên Google. Trong video này, ông cung cấp bằng chứng cho thấy sự cần thiết để thiết lập các lý thuyết mới về sự tiến hóa của loài người.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: ntdvn