Ảnh: pixabay.com

Làm Cha Mẹ

Phát triển kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ từ khi còn nhỏ

By Đăng Dũng

June 13, 2021

Tình hình thế giới đang phát triển nhanh từng ngày như hiện nay, dạy trẻ cách quản lý tiền ngày càng trở nên quan trọng. Việc học hỏi các kỹ năng quản lý tài chính từ khi còn nhỏ có thể giúp trẻ có kỹ năng để đối phó với các vấn đề tài chính mà trẻ sẽ đối mặt khi trưởng thành.

Trong thời đại khi thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến và mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến như hiện nay có thể khiến trẻ không hiểu lắm giá thành của một sản phẩm. Vì trẻ em hiện nay thường được thấy cha mẹ thanh toán bằng thẻ ATM hoặc tài khoản trực tuyến khi mua hàng hoá hơn là việc thanh toán bằng tiền mặt và tiền xu như ngày xưa. Nên trẻ em có thể coi số tiền vô hình này là một nguồn tài nguyên trừu tượng và vô tận. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con giá trị của đồng tiền, đưa ra những sự kiện và ví dụ thực tế để giúp con hiểu tiền đến từ đâu và làm thế nào để kiếm được tiền.

Việc học hỏi các kỹ năng về tài chính từ khi còn nhỏ, giúp trẻ có những kiến ​​thức cơ bản về ngân sách, chi tiêu, tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày và hình thành thói quen chi tiêu tốt. Dưới đây là một số ví dụ về cách đối ứng với những vấn đề này cho trẻ em.

1. Khi sử dụng máy ATM

Khi cùng trẻ đi rút tiền bạn nên giải thích cho trẻ hiểu rằng tiền trong máy ATM không phải được tự động đưa từ trong máy ra như trẻ nhìn thấy, mà là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ, việc rút tiền tại máy ATM thực chất là rút tiền từ tài khoản ngân hàng và tiền trong tài khoản sẽ bị giảm đi.

2. Khi đi mua hàng

Ngoài ra, khi mua hàng ở cửa hàng, siêu thị, hãy giải thích cho trẻ hiểu giá của sản phẩm đó như thế nào, có sản phẩm rẻ và sản phẩm đắt, và so sánh giá của các cửa hàng, siêu thị với nhau để tìm ra cửa hàng có giá cả tốt nhất.

Bạn có thể nhờ con so sánh giá và chọn nơi rẻ nhất. Nếu có một thương hiệu cụ thể, hãy cùng trẻ sẽ giải thích sự khác biệt về giá cả.

3. Khi thanh toán hóa đơn

Khi có hóa tiền điện, tiền nước, tiền mạng internet… được gửi đến đây là cơ hội để bạn giải thích số tiền trên hoá đơn cho con. Bạn có thể giải thích với con bạn rằng bạn phải làm việc bao nhiêu ngày mới kiếm được số tiền để trả tiền điện, tiền nước và tiền mạng internet đó. Điều này sẽ giúp con bạn hiểu mối quan hệ giữa giờ làm việc và tiền bạc, gánh nặng đối với gia đình do việc sử dụng điện, nước và Internet. Do đó, con bạn có thể suy nghĩ đến việc tiết kiệm tiền trước khi bật đèn và các thiết bị.

4. Cho trẻ cùng thảo luận về việc chi tiêu trong gia đình

Cho trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận về ngân sách ở nhà để cung cấp cho trẻ sự hiểu biết toàn diện về chi tiêu và chi phí.

Bằng cách giải thích mỗi tuần bạn phải tiêu bao nhiêu tiền và số tiền đó tiêu vào những gì. Trẻ em có thể hiểu cuộc sống ở nhà tốn kém bao nhiêu và chúng có thể tiết kiệm tiền như thế nào.

5. Phát triển ý thức về tiền bạc bằng cách kiếm tiền tiêu vặt

Tiền tiêu vặt có thể giúp trẻ hiểu giá trị của đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ. Bạn có thể cho con bạn làm gì và số tiền chúng nhận được là bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh gia đình bạn.

Cha mẹ có thể quyết định những công việc con mình có thể làm và không thể làm để kiếm tiền tiêu vặt. Ví dụ như ngoài các việc dọn bàn ăn tối, dọn giường, gập quần áo, dọn dẹp phòng, v.v… là các công việc mà bé cần làm giúp bố mẹ hàng ngày thì bạn có thể thưởng tiền cho trẻ nếu chúng giúp đỡ bạn làm các công việc như: Cắt cỏ, dọn vườn, hay giúp bán hàng… Tuỳ vào hoàn cảnh của gia đình bạn mà bạn có thể cho con cơ hội kiếm tiền tiêu vặt khác nhau.

6. Có thể áp dụng trả số tiền nhận được theo hiệu quả công việc được giao

Số tiền mà con bạn có được khi làm việc sẽ tạo động lực hơn để con bạn làm việc. Nếu bạn giao một số việc nhà cho con mà con không hoàn thành, bạn có thể không trả hoặc giảm số tiền đó. Điều này củng cố tư tưởng cho con bạn rằng, con sẽ nhận được thành quả xứng đáng với công sức mà con bỏ ra.

7. Heo đất và tài khoản

Tiết kiệm tiền bằng heo đất là một cách thú vị để trẻ hiểu và tiết kiệm tiền. Nó cũng được khuyến khích cho trẻ nhỏ như một điểm khởi đầu để tiết kiệm. Hoặc bằng cách cho con bạn mở một tài khoản ngân hàng, con bạn sẽ có thể hiểu được khái niệm tiết kiệm và lãi suất sử dụng nó để quản lý tiền trong tương lai.

Nguồn: epochtimes.jp

Mộc Hương biên tập