Nguồn ảnh: masaze

Văn Hóa

Phục Hy từ huyền thoại tới con người đích thực

By Đăng Dũng

October 27, 2021

Văn minh nhân loại lần này, theo «Thánh Kinh» ghi lại là bắt đầu một đoạn thời gian sau khi đại hồng thủy phát sinh. Tại Trung Quốc có truyền thuyết về Phục Hy trong Tam Hoàng, một ngày nọ được Long Mã hiến tặng Hà Đồ trên sông Hoàng Hà. Từ đó người đời sau mới biết được Bát quái, Thái Cực, và Đạo.

Xuất sinh của Phục Hy là rất thần kỳ. Mẹ của ông mang thai ông 12 năm sau mới sinh ra Phục Hy. Trong một số nền văn hóa cổ xưa đều có truyền thuyết về Thần đến truyền thụ văn hóa cho con người. Từ xuất sinh thần kỳ của Phục Hy có thể suy ra sứ mệnh của ông khi chuyển sinh đến nhân gian, đó là truyền cấp văn hóa của Thần và giáo hóa nhân loại. Do đó Hà Đồ được hiến tặng là giúp đả khai ký ức về sứ mệnh của Phục Hy.

Hà Đồ là một chuỗi sắp đặt những điểm đen và trắng. Nó lấy 1 và 6 ở dưới, 2 và 7 ở trên, 3 và 8 ở trái, 4 và 9 ở phải, 5 và 10 ở chính giữa.

Từ sắp xếp của Hà Đồ có thể nhìn ra nguyên dạng của Thái Cực, bởi vì Hà Đồ lấy 1, 3 làm Dương, tức Dương ngư của Thái Cực, 2, 4 làm Âm, tức Âm ngư của Thái Cực, 5, 10 làm thiếu Âm, thiếu Dương. Vậy là một đồ hình Thái Cực tự nhiên hiện ra.

Phục Hy thông qua Hà Đồ đã nhớ lại Thái Cực và Đạo, từ đó thôi xuất ra Tiên thiên Bát quái. Đạo gia cho rằng, Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.

Trong những công trạng hậu thế dành cho Phục Hy, có lẽ việc vạch quái là xác thực hơn cả. Điều này được ghi trong kinh Dịch:

“Cổ giả Bào Hy thị vương thiên hạ giả, ngưỡng tác quan thượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn, dư địa chi nghi, cận thủ ư thân, viễn thủ ư vật, ư thị thủ tác Bát quái dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vật chi tình” (Ngày xưa họ Bào Hy cai trị thiên hạ, ngửng lên nhìn trời, cúi xuống nhìn đất, xem xét dấu vết của chim thú, hình tượng đất đai, gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra tám quái để thông suốt cái đức của thần minh, điều hòa cái tình của vạn vật – Khổng tử, Hệ từ truyện).

“Phù Dịch khai vật thành vụ, mạo thiên chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã, thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ chi nghi.” (Dịch mở mang trí chí cho loài người, tạo thành muôn việc, gồm hết các đạo lý trong thiên hạ, cho nên thánh nhân dùng nó để thông cái chí của thiên hạ, thành tựu những việc trong thiên hạ, quyết đoán sự ngờ vực của thiên hạ – Khổng tử, Hệ từ truyện.)

Lão Tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo”. Đạo thường hằng dĩ nhiên có thể khiến người ta lĩnh hội được Đạo, hoặc gọi là theo Thiên ý, thiên tượng. Đây là khiến con người tuân theo Thiên ý. Thần tạo người, tuyệt không phải vì nhàn rỗi không có việc, mà Thiên có thiên quy, Thần làm gì cũng đều thuận theo Thiên ý. Thiên ý như vậy, chư Thần mới tạo người.

Mà Thần tạo người, nếu thiếu mất Pháp lực của Thần, Phật, Đạo, thì làm sao biết được Thiên ý, thiên tượng? Do đó Phục Hy mới có được Hà Đồ, ấy là Thiên ý để ông thông qua Hà Đồ truyền cấp cho con người, cũng là vì để nhân loại có thể suy đoán thiên tượng và thuận theo Thiên ý. Cũng vì mục đích ấy nên mới khiến các Thánh nhân sau này thôi xuất Hậu thiên Bát quái và diễn thành «Kinh Dịch».

Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều là thông qua «Kinh Dịch» mà dự ngôn biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự ngôn của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian.

Thần lưu lại «Kinh Dịch» chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ. Bởi vì là an bài của Thần, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý.

Nhưng bởi con người mải mê quan sát biểu tượng sự vật bên ngoài, nên rất dễ bỏ quên mặt dự trắc thần kỳ của «Kinh Dịch». Dù sao «Kinh Dịch» cũng là Thần truyền cấp cho con người, khiến con người vừa cảm thấy thần kỳ siêu thường, vừa cảm thán đằng sau sự thần kỳ ấy là điều mà trí tuệ nhân loại vĩnh viễn không thể đạt đến.

Trong thần thoại Trung Hoa, Bàn Cổ là vị thần sinh ra loài người. Nhưng câu chuyện vốn được diễn hóa từ thần thoại xa xưa của người Lạc Việt, còn được lưu trong Truyện cổ tích của người Dao: “Trời sinh ra quả bầu, được người gác lên gác bếp làm giống. Đại hồng thủy xảy ra, người ta chết hết. Trái bầu nổi lên mặt nước. Khi nước rút, quả bầu va vào đá bị vỡ. Mỗi hạt bầu là một giống người túa ra sống trên mặt đất.”Từ câu chuyện này mà trong tiếng Việt cổ, danh xưng “người” lần đầu tiên xuất hiện dưới tên gọi. Từ đó ra đời câu ca “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”

Câu chuyện “Quả bầu”theo chân người Lạc Việt lên lưu vực Hoàng Hà, chuyển hóa theo cách nói Mông Cổ (tính ngữ đứng trước chủ ngữ) thành “Bầu quả.”Sau đó chuyển hóa tiếp thành nhân vật của thần thoại Trung Hoa “Bàn Cổ.” Cuối cùng thành tổ tiên loài người, ông “Bành Tổ.”Tích chuyện này được ghép vào huyền thoại Phục Hy

Nguồn Chanhkien