Nguồn ảnh: chụp hình video NTD

Sức Khỏe

Phương pháp giúp bổ thận khí của Đông y: Kéo tai

By Đăng Dũng

September 24, 2020

Những người thông minh, quyết đoán, ý chí mạnh mẽ thường thận khí khá mạnh. Trong Đông y có câu: “Thận chủ ý chí”. Khí thận đầy đủ tinh thần sáng láng, khỏe khoắn, trí nhớ tốt, thận khí không đủ thì sức khỏe yếu ớt, trí nhớ giảm sút đồng thời cơ thể có những phản ứng như đau lưng, rụng tóc, ù tai, khô miệng… Vậy có những phương pháp đơn giản nào để bổ thận, giữ tinh khí?

1. Kéo tai giúp bổ thận khí

Đông y giảng rằng “thận ứng với tai”, tai có hình dáng giống quả thận. “Thận là gốc của cơ thể”, còn tai cũng giống hình dáng thai nhi trong bụng mẹ.

Để biết thận khí của một người có vượng hay không có thể kiểm tra tai của họ. Nhiều ông chủ lớn vành tai to, dày, khí tràng mạnh mẽ, vượng khí mạnh, ý chí kiên cường, sự nghiệp cũng ứng theo đó mà dễ thành công.

Còn người tai nhỏ, mỏng, thì thường thận khí bẩm sinh yếu. Những người như vậy có thể sử dụng phương pháp thường xuyên kéo tai, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường thận khí.

Cách thực hiện: Dùng tay kéo tai từ trên xuống dưới khoảng 30 lần cho đến khi tai đỏ lên.

Chú ý: Những ai có hoa tai nên tháo ra rồi mới kéo tai, khi kéo tai hãy nuốt nước bọt. Nước bọt giống như dịch thận, nuốt nước bọt trong miệng có tác dụng bổ thận.

2. Chà hai hàm răng vào nhau giúp bổ thận khí

“Thận chủ cốt, xỉ thị cốt chi dư”, thận chủ xương, răng mọc từ xương và cũng do thận quản lý. Chà xát 2 hàm răng có thể khiến răng khỏe hơn, xương và thận khí cũng trở nên mạnh hơn.

Cách thực hiện: Ngậm miệng, hơi khẽ cười, nhẹ nhàng chà xát hai hàm răng trên và dưới.

3. Thường xuyên khép miệng tránh hao tổn thận khí

Nước bọt được giữ gìn cũng là cách tốt để bảo vệ thận, vậy nên bình thường cố giữ môi trong trạng thái ngậm.

Nhiều trẻ nhỏ thích há miệng, trẻ như cây nhỏ còn non, thận khí chỉ vừa hoạt động, trẻ sẽ tự nhiên há miệng và chảy nước bọt. Nước bọt chảy nhiều cho thấy thận khí rất mạnh. Còn người già thận khí yếu, nên há miệng ít.

4. Cách giữ thận khí mùa đông

Để bổ thận và chống lạnh, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Vào mùa đông có thể ăn một số thực phẩm có chức năng bổ thận tráng dương như óc chó, hạt dẻ, long nhãn.

Thực phẩm màu đen có công dụng bổ thận tráng dương, chọn thực phẩm như gạo đen, đậu đen, hạt mè đen, chà là đen, nấm đen, thịt gà tơ, tảo bẹ, rong biển và các loại tương tự…

Mùa đông nên ăn các loại cháo, nếu cho các thực phẩm trên vào nấu cháo có tác dụng xua lạnh, dưỡng can, chữa bệnh.

Đối với người trung niên và cao tuổi, tinh khí của thận suy giảm, mùa đông có thể dùng các sản phẩm bổ âm như củ sen, nấm hương. Chế độ ăn mùa đông không nên ăn quá mặn, vì vị mặn sẽ khiến thận thủy lạnh hơn và làm rối loạn tâm dương. Cũng nên tránh đồ ăn lạnh, để không làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và làm tổn thương dương khí.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: Trithucvn, NTD