Nguồn ảnh: Youtube

Đời Sống

 Quả báo nặng nề vì hành vi phá thai của người mẹ

By Đăng Dũng

June 14, 2021

Một người mẹ phá thai tức là tước đoạt mạng sống của một đứa trẻ chưa thành hình đã tự gây nên ác nghiệp. Trong đạo Phật, tội sát sanh là tội nặng nhất trong tất cả các tội. Trong tội sát sinh, tự sát hại bản thân, máu mủ của mình lại càng nặng nghiệp.

Việc phá thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người mẹ mà còn gây nên những chấn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý. Rất nhiều phụ nữ sau khi phá thai rơi vào tình trạng trầm cảm, cảm giác tội lỗi và bị ám ảnh đến cuối đời. Theo giáo lý nhà Phật trên đời có luật nhân quả, luân hồi. Vậy nên, những người mẹ phá thai sẽ phải gánh chịu những quả báo nặng nề như sức khoẻ kém, mạng yểu, luôn gặp bất hạnh, không may mắn…

Phá thai quả báo cực nặng

Hiện nay trong xã hội vấn đề phá thai ngày càng nghiêm trọng, quả báo phá thai rất đáng sợ. Nó khiến gia đình lục đục không an và thường gặp xui xẻo. Chúng ta phải tận lực đề xướng yêu quý thân mạng, ngăn cản cấm việc phá thai. Đối với người đã phá thai, cần phải phát tâm sám hối, phóng sinh. Hoặc niệm Phật hoặc tụng kinh hồi hướng cho vong thai, mới mong giải oán kết…

Ngày nọ có một nữ sĩ họ Kim đến phòng mạch chúng tôi khám bệnh. Cô trông rất thanh tú, búi tóc trái đào, dung nhan buồn thảm, tiều tụy. Vừa vào cửa, cô Kim thống khổ nói thật nhỏ:

– Bác sỹ, xin hãy giúp tôi, cứu tôi với. Cả người tôi đau đớn…

Tôi bắt mạch cho cô ta, thấy mạch mệt mỏi vô lực, như vừa trải qua cơn bệnh nặng. Tôi liền hỏi:

– Cô dạo gần đây có phá thai không?

Cô Kim bật khóc, sụt sùi kể:

Tôi năm nay 35 tuổi, khó khăn lắm mới có được em bé. Mang thai được bảy tháng, đến viện kiểm tra thì bác sĩ nói: Tim em bé phát triển không ổn, tốt nhất nên phá thai. Trong lúc tôi đang do dự chưa quyết thì bắt buộc phải vâng theo ý người nhà, phá thai bảy tháng đó đi. Kể từ hôm phá thai xong, tâm lực tôi suy sụp cùng cực. Cho đến nay, lúc nào tôi cũng có ý muốn tự sát và rất thống khổ. Bác sĩ hãy cứu tôi với.

Cô Kim vốn là người có sự nghiệp thành đạt, kết hôn đã ba năm, rất khao khát có con. Thời kỳ đầu mang thai, cô thường phải ra ngoài công tác. Vì chuyện xã giao tiếp khách mà tạo nghiệp sát sinh liên miên. Cô đã không biết bảo vệ sức khỏe mình, lại chẳng có cơ may biết đến Phật pháp. Do chẳng biết bảo vệ thai tốt, mới tạo thành bi kịch phá thai như vậy. Nhìn Kim nữ sĩ đau khổ, tôi khuyên:

– Cô không nên kích động, phá thai đối với phụ nữ rất nguy hiểm. Cô phá đứa con đã bảy tháng lại càng nguy hiểm hơn. Sát nghiệp phá thai hết sức nghiêm trọng. Không những gây tổn hại sức khỏe bản thân, mà còn làm giảm thiểu hạnh phúc, ảnh hưởng đến sự nghiệp gia đình về sau.

Bây giờ ngoài việc dùng thuốc men, có phải thành tâm sám hối các sát nghiệp đã tạo. Hãy vì vong thai tụng Kinh Phật hằng ngày nên tụng đều đặn một hai bộ. Nên quỳ tụng rồi hồi hướng cho vong thai nhi, giúp nó nghe Phật pháp sớm vãng sinh thiện đạo.

Phật pháp nhiệm mầu

Cô Kim nghe xong gật đầu. Được một tháng rưỡi, cô đến. Tôi thấy mặt mày cô đã đổi khác, sắc mặt tươi hồng, tinh thần phấn chấn. Cô hớn hở bảo tôi: “Hiện giờ sức khỏe em đã hồi phục chín phần, tâm lý cũng thoải mái, không còn tư tưởng muốn tự sát nữa. Thật là cảm tạ bác sĩ quá.

Nhìn cô “sống lại”, tìm được niềm tin, tôi bảo: “Cô không cần cảm ơn tôi. Hãy cảm tạ Phật pháp. Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Vì vậy ta phải dùng lòng từ bi đối với mọi chúng sinh, không nên làm thương hại. Từ vô thỉ kiếp đến nay, do không biết đến Phật pháp, mà chúng ta tạo ra vô lượng tội, làm thương hại vô số chúng sinh. Cho nên ta phải thành thật nhận ra lỗi lầm của mình, không oán trời trách người, chí thành sám hối. Rộng làm công đức hồi hướng cho những kẻ bị mình làm tổn hại. Có như vậy mới mong được chúng sinh tha thứ.

Từ nay cô nên thường xuyên đọc và nghiên cứu kinh Phật, để hiểu ý nghĩa con người tồn tại ở kiếp này, nhưng họ còn có kiếp trước và cả kiếp sau. Việc phá thai đã tạo nên ác nghiệp, sinh linh bị chối bỏ kia sẽ khiến người mẹ phải trả giá cho hành vi tàn độc của mình. Báo ứng có thể khiến gia đình lụn bại, tan cửa nát nhà thậm chí khiến gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt. Nhiều người gây nghiệp ác, phá thai còn phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Theo giáo lý đạo Phật, khi thai nhi được 7 tuần tuổi thì đã được xem là một mạng sống  

Chính vì thế, khi đã lỡ tạo nghiệp chúng sinh hãy thành tâm sám hối. Đừng tự bào chữa, cũng đừng chối lỗi bởi không có lý do nào được xem là hợp lý để tước đi quyền sống của một con người. Theo giáo lý đạo Phật, khi thai nhi được 7 tuần tuổi thì đã được xem là một mạng sống hoàn chỉnh.

Nếu người mẹ nào chối bỏ thai nhi dưới 7 tuần tuổi thì cũng tạo nghiệp nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Nếu con đã quá 7 tuần tuổi nhưng mẹ vẫn cố ý nạo phá thai thì đồng nghĩa với việc mẹ mắc tội sát sinh và phải trả giá cho ác nghiệp mình tạo nên. Không phải tự nhiên mà một sinh linh lại đầu thai làm con của một gia đình nào đó, có 4 nguyên nhân theo quan điểm của nhà Phật:

Để đòi nợ: Nếu kiếp trước cha mẹ nợ con cái thì kiếp này đứa trẻ đầu thai sinh ra sẽ hay bệnh tật ốm đau, rất khó dạy bảo. Trẻ sẽ làm cho bố mẹ đau khổ, vất vả đến cuối đời. Đây là biểu hiện cụ thể nhất của việc đứa trẻ đầu thai để đòi nợ.

Để trả nợ: Trong trương hợp này, đứa trẻ sinh ra sẽ rất ngoan ngoãn, khỏe mạnh, thông minh và không làm phiền lòng cha mẹ.

Để báo ân: Người con báo ân sẽ là đứa trẻ không chỉ học hành đỗ đạt, làm rạng danh gia đình mà còn hiếu thuận với mẹ cha. Người con báo ân sẽ chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của cha mẹ luôn đủ đầy, sung túc và hạnh phúc.

Để báo oán: Những đứa trẻ đầu thai làm con để báo oán sẽ khiến cha mẹ khổ đau, uất giận đến chết. Không chỉ phá gia chi tử, hư hỏng khó dạy chúng còn khiến cuộc sống của cha mẹ luôn trong bĩ cực.

Dù lý do nào mà bỏ con đi chăng nữa thì việc đầu tiên cha mẹ phải làm là thành tâm sám hối để giảm bớt tội lỗi và cho âm hồn của đứa trẻ sớm được siêu thoát.

 Nguồn: Luật nhân quả

Quang Minh biên tập