An Toàn Thực Phẩm

Quá trình điều trị ung thư rất đau đớn, phép màu của y học dinh dưỡng chống ung thư

By Đăng Dũng

September 20, 2021

Để đạt được hiệu quả chống ung thư tốt nhất, bạn cần phải thực hiện một liệu trình điều trị kết hợp, trong khi điều trị theo y học chính thống để loại bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư, bạn cũng cần y học dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng giúp bản thân có đủ thể lực và nghị lực để bước đi trên con đường chiến đấu với căn bệnh ung thư đầy gian nan. Các liệu pháp điều trị khác nhau sẽ gây ra những tác hại và rủi ro khác nhau cho cơ thể. Dinh dưỡng cũng cần được điều chỉnh và thay đổi bởi vì ăn uống không đúng cũng có thể làm bệnh tình trầm trọng hơn. Vì vậy, tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu công thức dinh dưỡng nào nên được áp dụng cho các liệu trình điều trị khác nhau như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Chế độ dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật: giúp mau lành, tránh di căn, nhiễm trùng

Phẫu thuật ung thư có thể từ nhỏ như cắt lát mỏng đến lớn như cắt bỏ cả nội tạng rồi tái tạo lại. Phẫu thuật nào thì cũng có nguy cơ của nó. Đối với bệnh nhân ung thư, các vấn đề như an toàn trong mổ, có bị nhiễm trùng sau mổ không, liệu có thể cắt bỏ hoàn toàn được khối u hay không, và việc phẫu thuật cắt bỏ có thể khiến khối ung thư di căn không là các vấn đề được người bệnh và gia đình quan tâm.

Theo quan điểm của y học dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư không cần lo lắng về di chứng của phẫu thuật, vì chỉ cần kết hợp với điều chỉnh dinh dưỡng, thì các vấn đề nêu trên có thể cải thiện hoặc ngăn ngừa nhờ sử dụng Công thức dinh dưỡng.

Theo cuốn sách ” Làm thế nào để chống lại ung thư bằng các phương pháp tự nhiên ” do Murray xuất bản năm 2002, Trong cam quýt có chứa nhiều chất xơ hòa tan (pectin), đặc biệt là ở phần vỏ, nó cũng chứa nhiều loại bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa và đã được chứng minh trong một số thí nghiệm trên động vật giúp giảm nguy cơ lây lan của khối u. Do đó tôi đặc biệt khuyên bệnh nhân ung thư nên uống chiết xuất từ cam quýt hoặc các chất bổ sung dinh dưỡng chống oxy hóa khác trước và sau khi phẫu thuật để tăng khả năng miễn dịch và loại bỏ một vài tế bào ung thư có thể di căn.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư vú bổ sung 25 gam dầu hạt lanh (axit béo không bão hòa giàu omega-3) mỗi ngày, sau phẫu thuật, tỷ lệ tế bào ung thư tự chết được tìm thấy trong các mô bệnh lý tăng lên đáng kể. Có thể thấy rằng chăm sóc dinh dưỡng trước và sau khi phẫu thuật có thể giúp nâng cao hiệu quả của phẫu thuật chống ung thư.

Dinh dưỡng sau hóa trị: giảm tác dụng phụ

Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc hóa trị điều trị ung thư, trong đó có khoảng 30 loại được sử dụng phổ biến. Đối với mỗi bệnh nhân ung thư, điều rất quan trọng là phải hiểu loại thuốc hóa trị mà họ sử dụng và các tác dụng phụ của chúng. Có một số tác dụng phụ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những tác dụng phụ phải mất một thời gian mới từ từ xuất hiện. Vì vậy, đối với những bệnh nhân ung thư đang hóa trị, sự trợ giúp tốt nhất mà y học dinh dưỡng có thể mang lại là làm giảm hoặc cải thiện triệu chứng của tác dụng phụ đối với cơ thể con người thông qua các toa thuốc dinh dưỡng.

Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng dầu cá liều cao trong quá trình hóa trị liệu sẽ làm tăng độ nhạy cảm của nhiều bệnh nhân ung thư với hóa trị liệu. Nói cách khác, hiệu quả của hóa trị liệu sẽ tốt hơn sau khi dùng dầu cá liều cao. Ngoài ra, chất chống oxy hóa liều cao có thể loại bỏ các gốc tự do sinh ra do hóa trị, giảm di chứng, đồng thời có thể làm thay đổi gen của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, nhưng chất chống oxy hóa liều thấp không có tác dụng như vậy. Nói cách khác, nếu bạn muốn sử dụng chất chống oxy hóa để tiêu diệt tế bào ung thư, bạn không thể chỉ ăn trái cây tự nhiên và rau quả, tốt nhất nên bổ sung viên uống chứa các chất chống oxy hóa liều cao. Ngoài ra, độc giả tốt nhất nên chọn chất chống oxy hóa kết hợp, chẳng hạn như chất chống oxy hóa chứa đồng thời vitamin C, E, Q10, hạt nho, caroten và selen sẽ tốt hơn là chỉ vitamin C.

Dinh dưỡng trong xạ trị: nâng cao hiệu quả và tránh để lại di chứng

Khi nói đến xạ trị, nhiều người nghĩ rằng nó sẽ đau đớn, đó là một sự hiểu lầm. Xạ trị đóng một vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, và hơn 50% các bệnh nhân ung thư sử dụng xạ trị để cải thiện hiệu quả chữa bệnh. Mặc dù quá trình xạ trị không quá khó chịu, nhưng các tác dụng phụ sau quá trình điều trị, chẳng hạn như phát ban đỏ da, rụng tóc, viêm loét niêm mạc miệng, giảm số lượng tế bào bạch cầu, giảm cân, v.v. có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Có một bệnh nhân nói với tôi, mặc dù cô ấy đã được chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng hơn mười năm trước, nhưng kết quả xạ trị làm cho cô ấy không thể nuốt, khô miệng nghiêm trọng, nói chuyện khó khăn, hoàn toàn không dám đi ra ngoài, sống không bằng chết, nghe cô ấy nói, làm cho tôi rất buồn.

Theo quan sát lâu dài của tôi, sau khi xạ trị, bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ thường gặp các tác dụng phụ chậm và không hồi phục vài năm sau đó (hơn 3 đến 10 năm) như xơ cứng cổ nặng, khó nuốt, lưỡi không linh hoạt, nói ngọng, liệt dây thanh, khó thở,… Trong thực hành lâm sàng, một số ít bệnh nhân cũng sẽ phát triển loại u ác tính thứ hai. Một trong những nguyên nhân chính gây ra những di chứng nặng nề của xạ trị là do thể lực, vì vậy, để tránh những biến chứng nặng nề này, ngoài việc thường xuyên phối hợp với bác sĩ phòng khám ngoại trú, cũng cần thực hiện phục hồi chức năng nuốt và phục hồi âm thanh như càng sớm càng tốt, và duy trì lâu dài theo “đơn thuốc dinh dưỡng” để giảm khả năng biến chứng nghiêm trọng.

Liệu pháp dinh dưỡng thực sự có thể làm giảm bớt những di chứng nặng nề do xạ trị gây ra chăng? Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của tôi, tôi có thể nói với bạn chắc chắn rằng không có gì sai cả! Hai bệnh nhân ung thư của tôi, một là ung thư vòm họng, còn lại là ung thư khoang miệng. Sau khi xạ trị, họ đều bị loét nghiêm trọng hơn một cm trong miệng, bị hơn hai tháng mà không thể lành. May mắn thay, chúng đã được cắt lát một lần nữa và vết loét không phải là ác tính. Để điều trị vết loét, tôi tiêm 2 gam vitamin C vào tĩnh mạch cho hai bệnh nhân mỗi ngày trong một tuần, không ngờ những vết loét nặng lại nhanh chóng lành lại, điều này khiến tôi vô cùng tự tin và tin rằng thuốc dinh dưỡng thực sự đóng một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư.

Những chất dinh dưỡng nào có thể giúp giảm bớt di chứng của xạ trị? Theo các nghiên cứu lâm sàng, axit L-glutamic, tretinoin (vitamin A), isoflavone có trong đậu nành, quercetin trong nhiều rau củ, chất chống oxy hóa và cả Hoàng kỳ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc có thể cải thiện và giảm tác dụng phụ của xạ trị.

Bài viết này được trích từ cuốn “Phép màu chống ung thư bằng y học dinh dưỡng” của tác giả: Bác sỹ Liu Boren

Thảo Nguyên biên dịch

Nguồn: Secret china