Nguồn ảnh: Secretchina

Văn Hóa

Quan niệm “Giàu không sinh thêm trai, nghèo không sinh thêm gái” nghĩa là gì?

By Lan Hòa

November 04, 2021

Văn hóa truyền thống dân gian trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thẩm thấu vào cuộc sống của mỗi người qua các tác phẩm thơ ca, ca dao tục ngữ, phong tục tập quán cũng như đối nhân xử thế,… được đúc kết từ kinh nghiệm sống phong phú và trí huệ của cổ nhân xưa, đem lại cho hậu thế muôn vàn lợi ích.

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến câu tục ngữ: “Giàu không sinh con trai, nghèo không thêm con gái”. Về nghĩa bề mặt của câu tục ngữ cũng không khó lí giải, nhưng nội hàm bên trong câu nói thì quả thực là vô cùng sâu sắc, đáng để chúng ta cùng tìm hiểu, suy xét.

Có người cho rằng: Sinh con trai để nối dõi, còn sinh con gái là để làm của hồi môn cho người khác, gả con gái như bát nước đổ đi,… Rốt cuộc, quan niệm như vậy có đúng không?

Giàu không sinh thêm trai

“Giàu không sinh thêm con trai”, ý nghĩa rằng, nếu điều kiện gia đình khá giả thì không nên sinh quá nhiều con trai.

Trước hết, một phần nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tư tưởng này là do trước đây đàn ông là lao động chính trong xã hội nông nghiệp. Nhưng đối với những gia đình có điều kiện, có nhiều tiền thì sẽ có “người bưng nước rót” đến tận nơi, không thiếu nguồn lao động, bởi vậy, trong nhà chỉ cần có một hai người con trai là có người “hương hỏa”, nối dõi tông đường, đã có thể sống một cuộc sống thoải mái, thãn đảng.

Nhưng nếu gia đình có quá nhiều con trai, sau khi trưởng thành sẽ dễ tạo thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Hôn nhân thời xưa là “đa thê”, đặc biệt gia đình nào càng giàu càng có nhiều vợ và thê thiếp, sinh con nhiều hơn. Nếu mỗi người vợ đều sinh con trai thì không chỉ có vấn đề về việc phân chia tài sản mà ngay cả việc dạy dỗ cũng sẽ tốn một khoản chi rất lớn.

Tiền bạc ở đâu cũng có tranh chấp, đồng tiền nào cũng khiến người ta hao tâm tổn trí. Không thiếu những bài học giáo huấn lịch sử chính diện quý tộc thời xưa, vì tiền của mà chán ghét nhau, anh em có thể trở mặt với nhau chứ đừng nói đến anh em cùng cha khác mẹ. Để tránh xung đột trong gia đình, những gia đình giàu có sẽ không sinh quá nhiều con trai.

Cổ nhân có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”, nếu như các thành viên trong nhà chỉ vì vấn đề tài sản, tiền bạc mà xảy ra lục đục tranh đấu, vậy thì sẽ rất dễ dẫn đến tình cảnh “gia đạo sa sút”.

Nghèo không sinh thêm con gái

“Nghèo không sinh thêm con gái”, ý nghĩa của câu nói này thực rõ ràng, nhà nghèo thì sẽ không muốn sinh thêm con gái. Bởi vì vào thời cổ đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ rất mạnh mẽ, cho rằng, người phụ nữ sau khi trưởng thành đều phải xuất gia, gả con gái cho nhà người ta, cũng giống như “hắt” nước ra ngoài, vất vả nuôi nấng hơn chục năm trời, cuối cùng lại gả cho nhà người ta, có khi cảm thấy chút gì đó “không đáng”.

Con gái xuất thân từ một gia đình nghèo khó sẽ có một cuộc sống không mấy đủ đầy, đặc biệt là khi gả con gái đi, một mặt sẽ miễn cưỡng không muốn gả đi, mặt khác sẽ muốn của hồi môn nhiều hơn một chút, điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, đối với cuộc sống hôn nhân sau này của con gái sẽ tạo thành can nhiễu. Nếu không nhận được của hồi môn, thì bên nhà gái sẽ cảm thấy vừa mới chịu một “mất mát lớn”.

Bởi vậy, gia đình nào càng nghèo thì càng không mong sinh nhiều con gái. Mọi người sẽ nghĩ rằng con gái sinh ra đã có thêm miệng ăn chứ không phải là có thêm tay chân để làm việc.

Đương nhiên, câu tục ngữ này chủ yếu là nói về quan điểm của cổ nhân. Ngày nay, chất lượng cuộc sống xã hội nhìn chung đã có sự cải thiện, cách nhìn nhận và đối đãi về sinh con trai, con gái, cũng như về vấn đề hôn nhân, cũng có sự khác biệt so với suy nghĩ của cổ nhân xưa.

Giàu không sinh thêm trai, nghèo chẳng sinh thêm gái cũng khá phù hợp với xã hội ngày nay, đặc biệt là với cách giáo dục: “Lấy cái giàu nuôi con gái, lấy cái nghèo nuôi con trai”.

Nuôi dưỡng con gái trong sự đủ đầy để con gái luôn tự tin vào chính mình, khi trưởng thành có thể “đứng thẳng lưng”, có môi trường tốt để trau dồi kiến thức cũng như tu dưỡng đạo đức bản thân. Nuôi dưỡng con trai trong khó khăn để đứa trẻ luôn có trí tiến thủ, ý chí phấn đấu vươn lên, không bao giờ lùi bước trước khó khăn, hun đúc bản thân ngày càng trưởng thành để có thể làm nên những việc lớn.

 

Nguồn: Secretchina

Lan Hòa biên tập