Tục ngữ có câu: “Sân nhà trồng 5 cây, con cháu đời đời hưởng phúc”. Câu nói này rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?
Cây lựu
Cây đầu tiên trong số 5 cây trong sân là cây lựu. “Phía Đông trồng cây lựu là vàng, phía Tây trồng cây hồng là bạc” từ lâu đã là câu nói nổi tiếng, có nghĩa là nếu trồng cây lựu phía Đông nhà và cây hồng phía Tây nhà, sẽ có nhiều vàng bạc hơn trong gia đình, sẽ trở nên rất giàu có, điều này cho thấy cây lựu được ưa chuộng như thế nào.
Cây lựu không kén môi trường, sinh trưởng dễ dàng, rất được ưa chuộng làm cảnh. Ngoài khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, cây lựu trông như một vật trang trí. Hoa lựu rực rỡ cũng rất đẹp, khi hoa lựu nở ra và lủng lẳng trên cành tạo cho người ta cảm giác phấn chấn, sung túc, thật hài lòng.
Hoa lựu rất đẹp, quả lựu khi trưởng thành càng có giá trị, quả lựu không chỉ to, có màu đỏ tươi, nhìn rất dễ thương mà ăn cũng rất ngon, là loại quả mà ai cũng yêu thích. Ngoài giá trị làm cảnh, quả lựu còn có một ý nghĩa đặc biệt.
Quả lựu chứa rất nhiều quả, tức là “hạt”. Người Á Đông đặc biệt coi trọng việc kế thừa dòng dõi, ý nghĩa của nhiều “hạt” thực ra rất tốt, có nghĩa là sinh nhiều con, nhiều phúc lộc. Từ góc độ này mà nói về ý nghĩa, cây lựu còn mang ý nghĩa cao đẹp hơn, vì vậy mọi người đưa cây lựu vào danh sách 5 cây trong sân nhà, mong gia đình hạnh phúc, con cháu luôn giàu sang.
Cây hồng
Ngày xưa, cây hồng được gọi là cây Thất Tuyệt, vậy cây Thất Tuyệt là gì?
Nhất Tuyệt là trường thọ/ Nhị Tuyệt là thêm bóng râm/ Tam Tuyệt là không có tổ chim/ Tứ Tuyệt là không sâu bọ/ Ngũ Tuyệt là có lá sương để thưởng ngoạn/ Lục Tuyệt là quả/ Thất Tuyệt là cành lá mọc sum suê.
“Phía Đông trồng cây lựu là vàng, phía Tây trồng cây hồng là bạc” thực tế đã giải thích được vị trí quan trọng của cây hồng trong sân rồi!
Cây hồng không kén môi trường, có sức sống và khả năng thích nghi mạnh, sau khi trưởng thành, quả hồng chín đỏ trên cây, trông rất đẹp và khí thế, tạo cho người nhìn cảm giác vô cùng sung túc.
Cây hồng là điềm lành, quả hồng là như ý, tâm muốn sự thành, nhiều câu thành ngữ về quả hồng thể hiện đầy đủ tình cảm yêu mến của người xưa đối với loại cây này. Vì vậy người xưa đặt cây hồng vào một trong 5 cây trong sân nhà với mong muốn cuộc sống hạnh phúc, con cháu làm ăn phát đạt.
Bạch quả
Cây bạch quả ở miền quê gọi là cây vàng cho thấy ai cũng thích cây bạch quả, sở dĩ gọi là cây vàng vì có liên quan đến lá của cây.
Mỗi độ thu sang, lá bạch quả ngả vàng cả cây, khung cảnh vô cùng tráng lệ, chính vì lá bạch quả vàng tượng trưng cho phú quý mà người xưa đã xếp cây bạch quả vào 5 loại cây trong sân, với hy vọng giúp con cháu làm giàu.
Táo tàu
Táo tàu cũng là một trong những loại cây thường gặp ở nông thôn, nhiều câu nói dân dã ở nông thôn đều liên quan đến táo tàu.
Sở dĩ nói “ba quả táo tàu mỗi ngày, khỏe mãi không già” là bởi người xưa cho rằng quả táo tàu không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, giá trị kinh tế của cây táo tàu thực sự cao hơn nhiều so với cây đào, cây mai, cây lê, có thể mang lại sự giàu có cho mọi người.
Bên cạnh những giá trị thiết thực đó, cây táo tàu còn mang ý nghĩa “sớm”. Khi lấy chồng ở quê, ai cũng thích dán vài quả táo tàu to màu đỏ vào bốn góc của tấm chăn bông mới, có nghĩa là “sớm sinh quý tử”.
Cây quế hoa
Nói đến cây quế hoa (còn gọi là hoa mộc hay cây mộc, mộc tê), điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến hương thơm của cây. Tháng 8 hàng năm, giàn quế hoa trước cửa nhà tỏa hương thơm ngát, sảng khoái và hạnh phúc. Cây quế hoa không chỉ làm cảnh mà giá trị thực tế của nó không hề thấp, có thể được chế biến thành trà và rượu quế hoa có tác dụng bồi bổ và làm đẹp.
Việc trồng cây quế hoa thơm ngào ngạt trước cửa mang ý nghĩa trong nhà sẽ có nhiều người tài giỏi. Vì vậy, người xưa đã đặt cây quế hoa trong số 5 loại cây trong sân, với hy vọng tạo điềm lành, giúp con cháu làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.
Lan Hòa tổng hợp
Nguồn: Secretchina và NTDVN