Ai rồi cũng phải chết, nhưng chết có phải là hết ? Sau khi chết mọi người sẽ đi đâu về đâu? Người tốt sau khi chết sẽ như thế nào và người xấu sau khi chết sẽ ra sao ? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này với Tiến sĩ Vật lý của Đại Học Oxford – Ngài El Sarim Hamud qua những ghi chép tại cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” – cuốn sách ghi chép lại trải nghiệm của đoàn các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.
El Sarim Hamud là Tiến sĩ Vật lý người Ai Cập, sau thời gian nghiên cứu về Vật lý siêu hình ông tiến vào nghiên cứu về cõi vô hình. Một ngày nọ đoàn khảo cứu của Hội khoa học Hoàng Gia Anh do Tiến sĩ Baird T Spalding dẫn đầu đến gặp El Sarim Hamud và tìm hiểu về cõi vô hình…
Chết không phải là hết
Sau khi chết người ta sẽ trải qua một giai đoạn khác gồm có các cảnh giới khác nhau rồi mới chuyển tiếp đến một cuộc sống mới. Khi một người trong đoàn của Hội khoa học Hoàng gia Anh hỏi hỏi El Sarim Hamud quan niệm thiên đàng, địa ngục cũng như đời sống sau khi chết. Hamud cho rằng sự chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là hết. Vũ trụ có rất nhiều cõi giới, chứ không phải chỉ có một cõi này.
Hamud miêu tả rằng cơ thể con người là do những nguyên tử cấu thành, những hạt vật chất này có đặc tính vật lý là luôn chuyển động và không đứng yên. Sau khi chết những nguyên tử này bắt đầu tổ hợp lại thành một thể mới và có những dạng rung động mới và đến với nơi có rung động phù hợp.
Tương ứng với mỗi loại chuyển động nhanh chậm mạnh nhẹ khác nhau sẽ có 7 cảnh giới (cõi giới) khác nhau. Các nguyên tử rung động chậm chạp phải chìm xuống dưới. Ông nói rằng: …”Theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn”.
Hãy tìm hiểu 7 cảnh giới này theo sự miêu tả của Hamud:
Cảnh giới thứ bảy
Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh giới này có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bã xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Cảnh giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề với các vong linh hình dáng ghê rợn… Bị lưu đày ở đây rất khổ sở vì những dục vọng hành hạ mà không thể thỏa mãn như như đói mà không thể ăn, khát không thể uống…
Cảnh giới thứ sáu
Cảnh giới này có sự rung động rất giống như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thỏa mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận… Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyện vu vơ nhằm thỏa mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi họ nhập vào đồng cốt họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ.
Cảnh giới thứ năm
Sự rung động ở cảnh giới thứ năm thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những người trí thức tự phụ v.v…
Hamud cho rằng, khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất (Essence) cõi này tạo nên một hình tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngay. Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày.
Cảnh giới thứ tư
Cảnh giới này sáng sủa hơn và nguyên tử ở cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hoá, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này.
Ða số đều ý thức ít nhiều nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Ðây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưởng lẫn nhau và đôi khi kết những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay quốc gia.
Cảnh giới thứ ba
Cõi gới thứ ba chói sáng, có những rung động nhẹ nhàng, tại đây có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Ðây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (Devas) như Cảm-dục thiên thần (Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Roupadeva) và Vô sắc thiên thần (Aroupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hóa cao hơn trình độ của nhân loại.
Cảnh giới thứ hai và cảnh giới thứ nhất
Cõi giới thứ hai và thứ nhất được cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Ðây là cõi giới mà những người tiến hóa rất cao, rất tế nhị không còn dục vọng, ham muốn. Họ lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phát triển các đức tính riêng trước khi siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.
Phải mất bao lâu mới vượt quan 7 cảnh giới để được siêu thoát?
Theo Tiến sĩ El Sarim Hamud những người càng nhiều dục vọng thấp hèn thì mất thời gian rất lâu để chuyển sinh, họ thậm chí phải chịu rất nhiều đau khổ trong thời gian rất dài. Ngược lại những người tốt bụng, có ít dục vọng và ham muốn vật chất sẽ nhanh chóng chuyển sinh đến cuộc sống mới. Ông nói rằng: Thời gian lưu lại đây hoàn toàn tùy thuộc vào dục vọng con người, có người chỉ ghé lại đây vài giờ lập tức đầu thai trở lại. Có kẻ ở đây hàng năm và có kẻ lưu lại đây hàng thế kỷ… Ðể siêu thoát.
Và không phải người nào chết cũng đều trải qua 7 cảnh giới khác nhau, tùy theo sự sắp xếp của các nguyên tử khi chết mà ta thức tỉnh trong một cảnh giới tương ứng. Ông nói thêm rằng: “…Tùy theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng…”
Những người khi chết rồi đến những cảnh giới cao hơn có thể tiếp xúc với những người ở cảnh giới thấp hơn nếu họ muốn. Ngược lại những kẻ thức tỉnh ở cảnh giới thấp rất ít khi biết đến các cảnh giới cao hơn, những kẻ thức tỉnh ở cảnh thứ bảy hay thứ sáu chỉ muốn tìm về cõi trần mà thôi ít khi ý thức cảnh giới khác.
Theo Hamud, “khi còn sống, con người có dục vọng nầy nọ, khi dục vọng được thỏa mãn nó sẽ gia tăng mạnh mẽ đồng thời các chất thô kệch, các rung động nặng nề sẽ bị thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người của ta. Sự nung đốt của dục vọng chẳng phải địa ngục là gì?” Ông cũng cho rằng, những người chủ động tìm đến cái chết là sự lựa chọn không tốt, vì họ phải chịu đựng những điều còn đáng sợ hơn (Theo cách nào đó họ phạm tội sát nhân khi tự giết chính mình).
Như vậy, từ bỏ dục vọng, rời xa những tham muốn thưởng lạc, con người sẽ ngày càng gần với thế giới tốt đẹp hơn.
(Còn tiếp phần 2)