Nguồn ảnh: ST

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Sự khác biệt giữa người hạnh phúc và người bất hạnh

By Lan Hòa

March 15, 2022

Một người trong tâm thường cảm ơn người khác và một người trong lòng tràn đầy oán hận với người khác thật quá khác nhau, cũng vậy, một người hạnh phúc và một người bất hạnh, thế giới nội tâm của họ hoàn toàn khác nhau.

Sự khác biệt giữa người hạnh phúc và người bất hạnh

Khi kết giao với một ai đó, người hạnh phúc sẽ tán thưởng, chú ý vào ưu điểm của đối phương, còn người bất hạnh thường bắt bẻ khuyết điểm của người khác.

Khi tiếp nhận ân huệ, người hạnh phúc sẽ cảm động rơi nước mắt, còn người bất hạnh thì luôn cảm thấy rằng chưa đủ.

Khi đối phương mắc lỗi, người hạnh phúc sẽ mỉm cười, tha thứ và khoan dung, còn người bất hạnh sẽ khí hận đầy mình.

Khi tiếp nhận sự giúp đỡ, người hạnh phúc sẽ luôn biết ơn và nhớ về ân huệ của họ, còn người bất hạnh chỉ biết phàn nàn người khác không đủ chu đáo.

Khi tiếp nhận lời khuyên, người hạnh phúc sẽ cảm tạ tấm lòng tốt đẹp của người khác, còn người bất hạnh sẽ hoài nghi người ta có ý đồ xấu.

Khi thấy người khác có gì tốt, người hạnh phúc sẽ thật lòng chúc mừng đối phương, còn người bất hạnh sẽ ganh ghét, đố kị.

Khi gặp khổ nạn, người hạnh phúc sẽ dùng tâm thái lạc quan để đối mặt, còn người bất hạnh sẽ ủ rũ, thậm chí là bỏ cuộc.

Người cảm ơn luôn mang lòng trung nghĩa, giống như một khối nguyên liệu tốt, khi dùng có thể uốn nắn thành khối vuông khối tròn. Còn người bất hạnh thì ngược lại.

Bên ngoài thì mỗi người đều sống trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng trên thực tế, mỗi người đều sống bên trong thế giới nội tâm của mình.

Khi mỗi người cùng tiếp nhận Phật Pháp từ bi phổ độ chúng sinh, người hạnh phúc sẽ biết ơn và trân quý vô vàn cơ duyên vạn cổ, tận dụng mỗi một quan ải để tiến bộ không ngừng, còn người bất hạnh khi gặp một quan ải sẽ không ngừng oán trách và cứ thế tạo nghiệp càng nặng.

Hạnh phúc chân chính của đời người là gì?

Người đời hàng ngày vội vội vàng vàng, đi sớm về khuya là vì điều gì? Có người nói là vì trách nhiệm, vì miếng cơm mang áo, lại có người nói là vì mưu cầu hạnh phúc. Vậy rốt cuộc, hạnh phúc là gì? Phải chăng có được lợi ích hay có được danh tiếng là hạnh phúc? Kì thực, hạnh phúc chân chính dường như không nằm ở những điều “hư vô, phù phiếm” này.

Trẻ nhỏ đều mong muốn mình mau mau khôn lớn, có được năng lực và sức mạnh để có thể làm chủ cuộc đời mình. Nhưng khi thực sự trưởng thành rồi, chợt nhận ra thời thơ ấu mới là hạnh phúc nhất. Mỗi ngày trôi qua là vô ưu vô tư, chẳng lo ăn gì, mặc gì và ở đâu, tất cả đều có người lớn bao bọc, đón năm mới cũng chỉ lo việc mặc quần áo mới, đi ăn đi chơi vui vẻ. Lớn lên rồi mới hiểu vô ưu vô tư mới là hạnh phúc. Tiếc rằng tuổi thơ qua đi chẳng bao giờ quay trở lại.

Lớn lên chút nữa, dù học bất cứ ngành nghề nào cũng có thầy dạy, có thầy rồi thì không cần lo sẽ làm không tốt, mọi chuyện đều có thầy ở phía sau chịu trách nhiệm. Học sinh ai cũng muốn nhanh chóng tốt nghiệp, khi thực sự đã tốt nghiệp rồi mới phát hiện ra thời kì đi học mới là hạnh phúc nhất, hết thảy đều đã có thầy lo, ngoài học ra thì không cần bận tâm điều gì cả.

Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không đã phải trải qua trăm ngàn đắng cay gian khổ, chính là để tìm được một vị sư phụ dẫn dắt tu luyện đắc Đạo thành Tiên, đến khi thực sự tìm được sư phụ rồi, thứ “hạnh phúc” đó thì hết thảy danh lợi và được mất nơi thế gian cũng không thể so sánh được.

Hạnh phúc chân chính của đời người là lúc bé có cha mẹ che chở, đến tuổi thiếu niên có được thầy dạy dỗ; với người tu Đạo thì có sư phụ bảo hộ. Danh và lợi đều không phải là hạnh phúc, hạnh phúc chân chính của đời người chính là hiểu được ý nghĩa và mục đích nhân sinh, để làm được điều đó, chỉ có thể thông qua con đường đắc Phật Pháp chân chính.

 

Lan Hòa biên tập