Các vị tiền bối và các bậc thánh hiền đều cho rằng, sự lười biếng là thứ có hại hơn cả rượu độc, vì nó làm xói mòn ý chí của của con người. Ngạn ngữ có câu: “Người ta thường sống sót qua khổ nạn, nhưng lại bỏ mạng trong sung túc”, cũng có hàm nghĩa tương tự.
Trong Hán Thư có ghi chép lại: “Người xưa coi sự an nhàn như là rượu độc, và việc đánh đổi nhân cách đạo đức để được giàu sang chính là sự bất hạnh. Ngay từ thuở sơ khai của triều Hán (từ năm 1 đến năm 5 TCN), trong số hàng trăm Vương hầu, Hoàng đế, hầu hết họ đều bại hoại, suy đồi nhân phẩm. Tại sao lịch sử lại diễn ra như thế? Đó là vì môi trường sống và địa vị của họ đã làm họ chìm đắm trong tình trạng buông thả, phóng túng bản thân.”
Những bài học giáo huấn trên thực sự là sự đúc kết kinh nghiệm cho để chúng ta, để những thế hệ theo sau học hỏi.
Ông Đào Khản là một viên quan nổi danh ở Dương Quận (tỉnh Giang Tây ngày nay), Trung Quốc dưới triều đại Đông Tấn (317–420). Ông đã giành được nhiều công trạng trên chiến trường và trở thành thống sứ của Kinh Châu. Bởi vậy, vài kẻ ganh ghét, đố kị đã vu cáo ông. Kết quả là ông đã bị giáng chức và chuyển đến một nơi rất xa xôi ở Quảng Châu.
Ở Quảng Châu cũng có rất ít việc phải lo, nhưng ông Đào không bao giờ tận hưởng sự an nhàn hay truy cầu thoải mái, không buông thả bản thân. Ông khiêng 100 viên gạch từ phòng đọc sách ra sân mỗi buổi sáng, và sau đó đến tối lại khiêng số gạch ấy quay vào phòng đọc sách.
Người ta rất tò mò vì hành động này. Và khi được hỏi, ông Đào trả lời: “Tôi có ý định phục hồi lại chức quan ở Kinh Thành. Nếu tôi sống quá an dật và trở nên tự mãn, tôi e rằng mình sẽ không thể thực hiện được mục đích này.”
Sau đó, ông Đào đã được chuyển về lại Kinh Châu. Mặc dù bận rộn hơn hồi ở Quảng Châu, ông vẫn hàng ngày khiêng gạch để tăng sức mạnh ý chí, và người ta gọi ông là “ông già khiêng gạch”.
Ông Đào Khản thường kể rằng: “Đại Vũ, vị thánh nhân đã sáng lập nên triều đại nhà Hạ (năm 2.100 TCN), là một nhà hiền triết, mà ông vẫn biết trân quý từng phút. Chúng ta là những người bình thường thôi, do đó chúng ta nên biết quý trọng từng giây. Làm sao chúng ta có thể phóng túng bản thân và say mê các trò tiêu khiển hoặc khoái lạc mà quên đi nhiệm vụ của mình?”
Ngày nay, có những nơi được gọi là Tích Âm Lý ( tức là: khoảng thời gian đáng quý) ở quận Khai Phúc, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Người ta nói rằng cái tên đó được đặt theo câu nói nổi tiếng của ông Đào về việc quý trọng thời gian.
Ông Đào giữ một vị trí rất quan trọng và chịu đựng nhiều gian khó, ông không hề truy cầu sự an dật. Ông bền bỉ đến nỗi trong khi đang làm quan ở Kinh Châu, ông lại được nhậm chức Đại Nguyên Soái thống lĩnh chiến trường phía Tây. Sau này, ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Trong thời Xuân Thu (770 – 476 TCN), Quản Trọng, danh tướng nước Tề đã từng khuyên răn Tề Hoàn Công: “Con người không nên truy cầu thức ăn ngon, sự thoải mái, và rượu chè”
Có người nói rằng, nếu bạn muốn xem một cá nhân có ưu tú hay không, hãy cứ nhìn họ làm gì trong lúc nhàn rỗi. Kì thực, câu nói này hoàn toàn có căn cứ.
Trên đời này có những người thật sự luôn bận rộn, họ thường tận dụng khoảng thời gian rảnh của mình để đọc sách, nghiên cứu hoặc sáng tác, họ trân quý từng phút, từng giây để cống hiến và làm nên những thành tựu của bản thân. Nhưng cũng có người cả ngày không làm gì cả, hoặc là không biết tận dụng tốt quỹ thời gian quý báu, thật ra họ đang lãng phí thời gian của chính mình, đến khi nhìn lại, họ nhận ra bản thân đã đánh mất đi nhiều thứ.
Tiểu thuyết gia Roman Rowland từng nói: “Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự buồn chán”. Kì thực, rành rỗi không phải phúc khí của một người, mà ngược lại, phương thức nhanh nhất để hủy hoại một người chính là để họ nhàn rỗi, lười biếng.
Lan Hòa biên tập