Người ta thường nói, dại cũng dở mà khôn cũng dở, biết mới sống. Biết chính là tuệ giác biết tùy lúc tùy thời ứng xử nhịp nhàng. Không trụ, không chấp sống an nhiên, tùy duyên tiếp vật, lợi mình và lợi người… chính là minh triết trong cuộc sống mà mỗi người cần phải thực tập để thành tựu.
Sai; phải, quấy; tốt, xấu; tài và bất tài… đều tùy thuộc vào sự uyển chuyển, tỉnh sáng của tâm. Phật pháp vốn là pháp bất định, nếu sống cứ chấp chặt một bên, ứng xử không hợp lúc hợp thời thì dễ chuốc lấy tai họa, khổ lụy. Bởi vậy, người trí tuy hay nhìn vào nội tâm, song ứng đối với ngoại giới luôn nhanh lẹ, khế cơ khế thời. Đôi lúc thấy như hay, đôi lúc nhìn như dở! Họ tùy duyên, song lại bất biến! Điểm chính là tâm tư phải bình an, tĩnh lặng thì mới có được sự hành xử sáng suốt, ít lỗi lầm.
Cuộc đời suy cho cùng có rất nhiều kiểu người. Tốt; xấu; hiền, ác; thông minh, ngu đần; hay, dở; v.v. Mỗi kiểu người sẽ có một sự ngộ nhận khác nhau về thời thế và họ cũng sẽ có những cuộc sống khác nhau.
Một hôm, Thích Ca Mâu Ni triệu tập các đệ tử và thuyết giảng về bốn loại ngựa.
Loại thứ nhất là loại ngựa tuyệt hảo. Nó chạy rất nhanh và có thể chạy khoảng 1.000 lý (khoảng 333 dặm) một ngày. Ngay khi người chủ nhấc roi lên, nó sẽ biết là chạy hay dừng lại. Nói cách khác, nó có thể hiểu ý chủ một cách nhanh chóng và chính xác. Đây là loại ngựa thượng hạng có thể hiểu rõ tận chân tơ kẽ tóc.
Loại thứ hai là loại ngựa tốt. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh chóng, nó vẫn là một loại ngựa tốt.
Loại thứ ba là loại ngựa bình thường. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi người chủ điên lên và quất mạnh vào nó thì nó mới chạy.
Loại cuối cùng là loại ngựa kém. Nó không chạy ngay cả khi bị quất roi mạnh. Người chủ không còn cách nào khác phải vụt thật mạnh làm nó đau thấu xương. Sau đó con ngựa bị thương sẽ biết chạy nhanh.
Sau đó Thích Ca Mâu Ni giảng về bốn loại người.
Loại thứ nhất cảnh giác khi biết được bản chất vô thường của cuộc sống. Họ tinh tấn và nỗ lực để trở thành sinh mệnh mới. Họ giống như loại ngựa thượng hạng.
Loại thứ hai không nhanh nhạy. Nhưng sau khi chứng kiến cuộc sống thế gian hoa nở hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, đời người lúc thăng lúc trầm, họ dù sao cũng kịp thời tự mình thúc giục, không dám buông lơi. Họ giống như loại ngựa tốt.
Loại thứ ba phải mất nhiều thời gian hơn để học được một cách khó khăn. Chỉ đến khi gia đình chịu thống khổ hoặc chính bản thân họ gặp tai ương thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và thiện đãi sinh mệnh.
Loại cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. Lúc đó họ mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới. Nhưng rất có thể đã là quá muộn.
Sự tồn tại những loại người khác nhau trong cuộc sống nó vốn dĩ như quy luật. Cùng một lớp học có trò giỏi, trò kém. Cùng một thời đại, có người ngộ ra vấn đề cấp thiết nào mình cần quan tâm, cần tiếp nhận nhưng cũng có những người mặc nhiên không hay biết. Cũng vấn đề đó nhưng có một ngàn câu chuyện tốt về nó thì không nghe, chỉ cần có một chuyện không tốt thì nghe ngóng rồi đồn thổi, và sau đó ai nói gì cũng không chịu nghe, không chịu thay đổi tư duy của mình.
Một sự thật về môn tu luyện Pháp luân công là một thí dụ. Trên thế giới có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tu luyện môn này. Trên đất nước ta cũng có hàng vạn người tu luyện, ngày ngày cũng có không ít người nhập môn và họ được cải biến về thân và tâm rất rõ ràng, nhiều người cảm thấy như phép màu vậy, bởi môn này dạy con người sống và thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, khi đạo đức con người tốt lên thì bệnh tật cũng hết. Thế nhưng cũng không ít những người không chịu tìm hiểu, không chịu tiếp nhận, không chịu lắng nghe. Họ chỉ thích nghe những thông tin trái chiều và đến khi nhận ra sự thiệt thòi thì đã quá muộn.
Nguồn Zhengjian
Nhung Nguyễn biên tập