Sự đáng mến của người phụ nữ không chỉ ở ngoại hình cà nhan sắc, mà còn ở vẻ đẹp tâm hồn. Cho dù phụ nữ có vẻ sinh đẹp tự tin nhưng không kiêu ngạo, dịu hiền biết hạ mình… là người phụ nữ luôn giữ được cảm xúc bình hòa mà ai cũng yêu mến.
Người xưa và người ngày nay người ngày nay, người ta đều rất coi trọng vai trò người phụ nữ. Người phụ nữ chính là cái gốc của gia đình, gia đình có hòa thuận xã hội mới ổn định và quốc gia mới vững mạnh.
Trong học thuyết âm dương của đạo gia ví người phụ nữ là âm, chính vì vậy thiên tính người phụ nữ luôn dịu dàng như nước, bao dung như đất mẹ và rất thiện lương và dịu dàng.
Cổ ngữ nói: “Gia chi lương thê, do quốc chi lương tướng”, tức là nhà có vợ hiền cũng như quốc gia có vị tướng tài vậy. Một người phụ nữ có trí tuệ sẽ giữ gìn sự ôn hòa thùy mị, không tranh mạnh yếu, cao thấp với chồng, biết vun vén cho gia đình.
Kinh Dịch nói về đạo vợ chồng như “Thiên tôn địa ti”, địa ti ở đây không có hàm ý chê bai, mà là nói đến sự kiên định, gần gũi của đất, là đức bao dung hết thảy chẳng phân biệt. Vậy nên Kinh Dịch cũng ví đức của người quân tử với đức của đất: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, chính là đất có tính bình hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật.
Người đàn ông có thành được đại sự thì cần phải có sự hỗ trợ bổ sung, âm thầm từ người phụ nữ. Nghiệp lớn muốn thành thì phải “tề gia” tức là “an định” việc nhà thì mới trị quốc bình thiên hạ. Người tây phương cũng có câu ngạn ngữ “ Một người đàn ông thành công thì luôn có hình bóng người phụ nữ phía sau”
Văn hóa truyền thống có nội hàm rất thâm sâu ngay cả một từ cũng hàm chứa rất nhiều nội hàm. chúng ta hãy thử tìm hiểu chữ “ An” trong an định.
Chữ An (安) phía trên là bộ Miên (宀), phía dưới là bộ Nữ (女). Bộ nữ mô tả tư thế yểu điệu nữ tính của người con gái thời xưa, chân hơi khụy xuống, mặt nghiêng, hai tay để về một bên hông. Miên nghĩa là mái nhà, trông giống cái mái che. Người phụ nữ ở trong nhà chính là chỉ chữ “An”. cũng có nghĩa gia đình an định
Bộ nữ mô tả nét yểu điệu nữ tính của người con gái thời xưa. Ngày nay người ta hay giải nghĩa chữ “An” với hàm ý là người phụ nữ mà ở trong nhà thì rất an toàn, sẽ được người đàn ông che chở. Tuy nhiên chữ “An” không hề giới hạn ở tầng nghĩa đó. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ cần đảm đương lo liệu việc nhà, để người đàn ông yên tâm ra ngoài làm việc lớn. Điều này không có ý hạ thấp người phụ nữ, mà chính là ý rằng: Nhà phải yên thì nước mới yên. Mái nhà có người phụ nữ chăm nom thì mới được an định. Đó chính là chữ “An”.
Tuy nhiên trong thời buổi hiện đại ngày nay người ta lại hiểu khác vấn đề đi và cổ vũ cho, trào lưu “nam nữ bình quyền” và “giải phóng phụ nữ” lên cao, nhưng thực tế nó đi kèm rất nhiều hệ lụy. Bởi vì nam nữ bình quyền mà người phụ nữ bị bóc lột nhiều hơn, mang nhiều gánh nặng hơn. Đơn cử như ở xã hội Việt Nam, người phụ nữ vừa phải lo gánh nặng kinh tế, vừa phải lo gánh nặng gia đình, chăm lo chồng con.
Vì để chứng minh rằng mình không thua kém đàn ông nên người phụ nữ phải làm cả những công việc nặng nhọc, và người ta sẵn sàng dành cho phụ nữ những công việc nặng nhọc. Vì để “có tiếng nói” với đàn ông nên người phụ nữ không còn nhu thuận, mà sẵn sàng nhảy vào những cuộc tranh cãi nảy lửa khiến cho hôn nhân tan vỡ. Có một nghịch lý là, “giải phóng” càng nhiều, kinh tế càng độc lập, người phụ nữ càng “giỏi giang”, càng “mạnh mẽ”, thì trong xã hội tỷ lệ ly hôn lại càng tăng.
Khôi phục giá trị truyền thống lại không phải có ý hạ thấp phụ nữ. Vắng người đàn ông như nhà không có nóc, vắng người phụ nữ thì nhà chẳng còn là nhà. Trong xã hội thì người già, phụ nữ, trẻ em luôn phải nhận được sự quan tâm ưu ái, đó là lẽ thường tình của nhân tính chứ không phải là phân biệt đối xử gì. Khôi phục chữ “An” trong gia đình chính là sự quay trở về của những giá trị truyền thống chân chính: người phụ nữ đối nội, người đàn ông đối ngoại, người phụ nữ nhu thuận, bình hòa, đảm đang, người đàn ông mạnh mẽ xốc vác. Âm dương hòa hợp, đó mới chính là cái Đạo của Trời đất vậy.
Đường Vân