Con người thường sợ sai lầm, đặc biệt là trước những biến cố quan trọng trong cuộc đời. Bởi chúng ta thường e sợ tương lai sẽ không có hy vọng nếu chúng ta chệch bước. Nhưng cuộc sống tạo ra những thiếu sót không phải để chúng ta dằn vặt và mang cảm giác tội lỗi đến cuối đời…
Nhắc đến nhà tù, người ta thường liên tưởng ngay đến những kẻ côn đồ, buôn lậu ma túy, trộm cướp, từ những kẻ tội phạm cấp cao đến những người buôn bán lừa đảo ngoài chợ, không đâu là không có những kẻ phạm tội trong đó. Họ thường sợ tiếp xúc với những đối tượng này.
Mặc dù vậy, mỗi tuần giáo sư Ali (hoá danh) không quản mọi khó khăn lái ô tô hơn 100 km để tiếp cận với những tù nhân đang thụ án trong tù, từng chút tương tác với họ. Những tù nhân này đã ngày càng mở rộng tấm lòng và nói ra những nỗi đau sâu kín bấy lâu nay trong tâm mình.
Câu chuyện cuộc đời của Agu
Agu là tù nhân ngồi trong lớp đọc báo đến tận tuần thứ hai mới gia nhập với các tù nhân khác trong lớp. Lúc mới bắt đầu, anh ta trông có vẻ rụt rè, nhưng xem ra cũng rất muốn được hoà nhập vào môi trường hoà ái, đầy ắp năng lượng của lớp học.
Trước khi lên lớp, chúng tôi luôn có hai bài tập được định sẵn cho các tù nhân: Thứ nhất, mỗi ngày đều phải đọc báo giấy. Thứ hai, không nói ra những lời không tốt, và tự đánh giá điểm số của mình trên Sổ chia sẻ kinh nghiệm.
Trong khi các nhóm nhỏ đọc báo chia sẻ, lần lượt thay nhau phát biểu ý kiến, tôi phát hiện Agu rất ít khi lên bảng trình bày. Tôi đến hỏi cậu ấy lý do, Agu trả lời:
“Bởi vì môi của tôi bị dị tật, khi nói khẩu âm không được rõ, sợ người khác nghe không hiểu”.
Tôi hỏi những người bên dưới: “Những lời Agu vừa nói mọi người có nghe hiểu không”?
Các tù nhân đáp: “Có nghe thấy, hiểu”.
Để đáp ứng yêu cầu của Agu, chúng tôi lại chiếu bộ phim “Tinh thể ngậm nước” trên lớp một lần nữa. Bộ phim này mang lại sự đồng cảm rất lớn với những người cùng cảnh ngộ với Agu.
Tôi như một thân gỗ bị trăm ngàn vết thương do đinh đóng vào, sinh mệnh liệu còn có hy vọng?
Agu cảm thán: “Tôi cho rằng mình là một người nghiệp chướng đầy mình, khi mắc tội, tôi phải lĩnh án 7 năm tù. Khi đó cha mẹ, con trai lớn của tôi đều lần lượt qua đời, nhưng lúc đó tôi không thể trở về nói lời từ biệt họ. Điều làm tôi đau khổ nhất là bản thân gây ra tội, nhưng lại để người nhà chịu nó. Vốn dĩ tôi cũng là một thân gỗ bằng phẳng, khi bị trăm nghìn vết đinh cắm lên cũng quằn quại đau đớn, biến dạng, cuối cùng hoàn toàn không thể nhìn ra hình dáng ban đầu! Gần như tôi không còn chút hy vọng gì đối với sinh mệnh này nữa”.
Agu nói tiếp:
“Tôi và người vợ cũ sớm đã ly hôn, người vợ hiện tại mỗi lần đến thăm, nhìn thấy tôi trầm cảm, cô ấy luôn nhắc nhở tôi: “Mặc dù anh cho rằng không ai quan tâm anh nữa, nhưng anh đừng quên, bên ngoài vẫn luôn có một người đợi anh.
Mặc dù cô ấy luôn động viên tôi như vậy, nhưng cũng không làm tôi cảm thấy phấn chấn lên nhiều, sau đó tôi cũng nói những lời không tốt với cô ấy.
Hiện tại, sau khi xem xong bộ phim Nước kết tinh, tôi mới phát hiện thì ra sức mạnh của sinh mệnh là dựa vào chính bản thân mình”. Nói đến đây, đôi mắt Agu sáng bừng lên.
Agu nói nhiều đến nỗi quên mất bản thân đang ở trong tiết học, cũng gây lên một làn sóng truyền cảm hứng trong lớp. Một học sinh viết trong danh sách chia sẻ kinh nghiệm rằng, nhận thức phản tỉnh bản thân của Agu có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với anh ấy.
Sau đó, tôi công bố phản hồi đầy ấm áp này với cả lớp tù nhân, hy vọng các thành viên trong lớp có thể giúp đỡ và cổ vũ lẫn nhau, lan truyền những điều tốt đẹp ra khắp lớp.
Agu biết rằng, thì ra mình cũng có thể giúp đỡ các bạn cùng lớp, vì vậy anh càng nguyện ý chia sẻ những kinh nghiệm nhân sinh của mình.
Trong sổ chia sẻ kinh nghiệm, Agu viết:
“Hiện tại tôi đang trải qua quãng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời, nếu tôi không thể làm chủ cuộc đời mình, thì có thể tôi sẽ lại phải vào đây một lần nữa, hoặc vất vả hết phần đời còn lại. Nhưng nếu tôi có thể thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng chính diện, rất có thể tôi lại được sống một cuộc đời mới đầy hy vọng. Cuộc đời là một chiếc lưới rộng lớn, chọn đi đường nào thì tôi sẽ có một tương lai như thế ”.
Ấp ủ hy vọng quay trở lại cuộc sống tự do, nhưng lại một lần nữa sụp đổ…
Một lần, Agu mang một bức thư của vợ gửi cho giáo sư Ali, trong thư viết:
“Cảm ơn giáo sư, từ khi Agu tham gia lớp đọc báo của ngài, hiện giờ anh ấy nói năng trở nên lịch sự và thiện ý hơn rất nhiều. Tôi hỏi anh ấy vì sao có được sự thay đổi này, anh nói rằng , đó chính là cảm ngộ và những chia sẻ tâm đắc của anh trên lớp học”.
Nhưng một buổi nọ lên lớp, tôi phát hiện Agu lại trầm ngâm ít nói như ngày trước. Sau khi tôi tiếp cận hỏi thăm, thì ra Agu đã nộp đơn xin tạm tha nhưng không được thông qua. Điều này khiến Agu vốn dĩ đã ấp ủ một chút hy vọng thì giờ lại một lần nữa sụp đổ!.
Tôi động viên Agu:
“Cậu hãy tin rằng tất cả những an bài đều là tốt nhất, nếu trạng thái của chúng ta hiện giờ đã tạm ổn rồi thì cũng không cần cưỡng cầu quá, đơn tạm tha nhất định sẽ được thông qua”.
Các tù nhân nháo nhác biểu thị thái độ của mình về tạm tha. Thì ra, mọi người đều cố gắng kiềm chế bản thân, hy vọng biểu hiện tốt trong tù để được thêm điểm, sớm ngày được trở về với tự do.
Họ nói: “Mỗi lần sắp đến đợt xét duyệt đơn tạm tha, chúng tôi biết rằng cần phải bình tĩnh, bình tĩnh, nhưng kỳ lạ, đến thời điểm này lại thường rất dễ phát sinh mâu thuẫn với người khác! Sau đó lại để tuột mất cơ hội!”
Lớp những tù nhân vào trại giam lâu hơn nhiệt tình chia sẻ: “Tôi đã nộp đơn tạm tha rất nhiều lần nhưng đều không được xét duyệt, hiện tại tôi đã học được cách tĩnh tâm, cho dù kết quả thế nào, khi nào nên được ra ngoài thì tự nhiên sẽ được thông qua”.
“Chúng tôi đều biết phải bình tâm, nhưng mỗi lần đợi chờ xét duyệt, thì tâm sớm đã ra thế giới bên ngoài, muốn làm cái này cái kia, cảm thấy như sắp không còn ở trong này nữa! Vậy nên cảm xúc rất dễ bị ảnh hưởng” , các tù nhân nói.
“Kết quả lại là không được xét duyệt. Lại rơi vào trạng thái trầm cảm!”.
“Mặc dù giáo sư nói nên hướng đến những tư duy đúng đắn, nhưng chúng tôi vẫn rất chán nản”, các tù nhân đồng cảm với nhau.
Khi đó, tôi phản ứng: “Thử đổi ở một góc độ khác để nhìn nhận. Trong này chúng ta có thể tham gia lớp đọc báo, cùng hướng đến mục tiêu chung đó là luyện tập bồi dưỡng bản thân thói quen suy nghĩ đúng đắn, phản tỉnh bản thân trong quá khứ, khiến tâm niệm chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn. Tương lai khi ra khỏi đây, mới có thể đối diện với những thách thức trong cuộc sống, hãy tin rằng, tất cả đều là an bài tốt nhất!”.
Tạm tha không được xét duyệt, Agu nhìn thấy ánh mắt một lần nữa thất vọng của vợ kỳ thực cũng rất đau lòng.
Hiện tại lại đến kỳ mở lớp đọc báo mới, một vài người bạn của Agu cũng muốn đăng ký tham gia, nhưng anh đã nhường phiếu tham gia của mình cho những người ấy.
Agu chia sẻ với giáo sư Ali:
“Cảm ơn ngài Ali, ở trong lớp học này tôi đã thu được rất nhiều lợi ích. Hiện tại tôi đã biết bản thân nên nắm chắc điều gì, có thời gian tôi đều ngồi tĩnh toạ. Môn học Pháp Luân Công đã trong tâm của tôi, sau này được ra ngoài, tôi nhất định sẽ nỗ lực làm việc, và bù đắp nợ nần cho người thân, tôi đưa phiếu tham gia lớp học của mình cho người khác, hy vọng họ cũng có được nhiều thu hoạch như tôi”.
Sau khi nghe Agu chia sẻ, tôi biết rằng, cậu ấy đã buông bỏ được tâm suy tính được mất đối với kết quả của việc nộp đơn tạm tha. Tôi cũng thầm tin rằng, trời cao sẽ có an bài tốt đẹp nhất cho cậu ấy.
Theo NTD.com/Dịch
Nguồn Epochtimes