Ảnh Soundofhope

Văn Hóa

Tài không quá ba, giàu không quá sáu, nghèo không quá chín nghĩa là gì?

By Đăng Dũng

November 05, 2021

Trong “Kinh Dịch” có ba câu nói về tài phú đó là “hào không quá ba”, “giàu không quá sáu” và “nghèo không quá chín”. Sau bao lâu, những câu thành ngữ này vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống thực tế hiện nay. Vậy ý nghĩa cụ thể của chúng là gì?

Tài không quá ba

Cái gọi là “Tài” không dùng để chỉ bất kỳ địa chủ và quý tộc nhỏ, cũng không phải là một người giàu có bình thường, mà chỉ những gia đình lớn và đại gia trong thời cổ đại, đại phú hào, có tiền tài có quyền thế, là những người đã để lại tên tuổi trong lịch sử.

Nhưng tại sao một gia tộc quyền thế lại “không quá ba”? Mà không phải là “không quá bốn” hay “không quá năm”? Điều này cần phải liên hệ với “Kinh Dịch”. Kỳ thực “Kinh Dịch” có liên quan chặt chẽ với con số “ba”. Dù sao thì bát quái chính là từ ba hào tạo thành. Từ dưới lên trên lần lượt là sơ hào, nhị hào, tam hào; tam hào đại biểu cho Trời, muốn lên trên cũng không có nữa.

Đồng thời, trong “Kinh Dịch” luôn có cách nói “tam hào đa hung”, vì vậy đây là lý do tại sao “mạnh không quá ba”, đây là giải thích về mặt ý tứ trên mặt chữ của “không quá ba”. Từ góc độ của thời đại mà nói, thì một gia tộc dù có quyền thế đến đâu cũng không thoát khỏi số phận “một triều Thiên tử một triều thần”, người làm “nguyên lão tam triều” có thể gọi là nhân tinh (Thần nhân).

Vì vậy, đừng nhìn một số đại gia tộc dựa vào một vị Hoàng đế để kiến công lập nghiệp, nhanh chóng phất lên, nhưng một khi có Hoàng đế mới đăng cơ, họ chỉ có thể “cáo lão về quê”! Mất chức quan cũng đồng nghĩa với mất quyền thế, gia tộc trước dù có quyền thế đến đâu cũng nhanh chóng suy tàn. Cơ nghiệp dựng nên trước kia, cũng sẽ bị tầng lớp quyền quý mới dần dần thay thế, chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Giàu không quá sáu

Chúng ta thường hay nghe nhất là câu “giàu không quá ba”. Ở đây, “giàu không quá sáu” là một cách nói tương đối nhân từ, bởi vì so với những gia tộc đại phú đại quý đầy quyền lực, thì bách tính phổ thông thường trở nên giàu có tương đối dễ dàng hơn. Vậy tại sao lại “giàu không quá sáu”? Mà không phải là “không quá bảy” hay là “không quá tám”? Điều này cũng có liên hệ với “Kinh Dịch”.

Đối với một số người giàu trước đây đã tự kinh doanh, vì họ biết rằng giàu có khó đến nên họ sẽ siêng năng hơn và không tiêu tiền một cách ngẫu nhiên, họ cũng sẽ nghiêm khắc với việc dạy dỗ con cái và ý chí huấn luyện con cái chu đáo. Như vậy những thế hệ của kiểu gia đình này có “nề nếp” hơn. Chỉ là cùng với thời gian trôi qua, “gia truyền” có thể sẽ dần dần kém đi, cho nên mấy thế hệ sau, những gia tộc giàu có như vậy đương nhiên sẽ suy tàn.

Nhưng ngày nay, nhiều người biến mình thành những kẻ háo danh, đầu cơ ngắn hạn để lấy tiền nhanh, tiền đến rất nhanh và dễ dàng, nên họ thiếu chăm chỉ, sau khi kiếm được tiền thường không biết quý trọng nó, và sẽ nhanh chóng phung phí nó. Loại người này đừng nói đến sáu đời, mà ba đời cũng không còn phú nữa.

Nghèo không quá chín

“Nghèo không quá chín” chính là người dân bách tính dùng “Kinh Dịch” để tự mình ngộ ra! Sáu hào của 64 quẻ, kỳ thực “thượng hào” còn có tên gọi khác là “thượng cửu”, “cửu” tức là số 9, trong quan niệm của cổ nhân, là con số lớn nhất, ví dụ như “cửu ngũ chí tôn”, “nhất ngôn cửu đỉnh v.v… đều biểu thị ý nghĩa tối cao của con số “cửu”.

Vì vậy, “nghèo không quá chín đời” có hai ý tứ: Thứ nhất là khi chúng ta nghèo khó đến tột cùng thì hoàn cảnh sẽ dần dần khá lên, thứ hai là dù bây giờ có nghèo khó, nhưng miễn là sẵn sàng chịu đựng gian khổ, phấn đấu đến đời thứ chín, chắc chắn sẽ không còn nghèo nữa.

Trong “Kinh Dịch” có viết “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”, chính là chỉ bảo con người cần học cách thích ứng với hoàn cảnh và nỗ lực, người tận lực sống tốt mỗi ngày, nhất định sẽ không nghèo khó!

Hằng Tâm Nguồn Secretchina