Quan niệm: “Thiên hạ đệ nhất, xã tắc thứ nhì, quân vương là ánh sáng” đã đi cùng theo văn hóa của các triều đại. Chỉ những vị hoàng đế nào được lòng dân mới được tôn trọng. Chỉ những người sống vì dân chúng mới có thể thu phục được lòng dân, điều này áp dụng cho cả hoàng đế và quan lại.
Khi nhắc đến những vị quan được yêu mến và kính trong nhất trong lịch sử Trung Quốc, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Bao Chửng hay còn gọi là Bao Thanh Thiên.
Bao Chửng sinh ra tại thành phố Lô Châu vào thời nhà Tống, Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tình riêng”, được hậu thế ca ngợi là “Bao Thanh Thiên”, Khi ông rời khỏi thế gian, những kẻ trộm mộ đã đặt ra các quy tắc là không được làm gì với lăng của Bao Chửng, tại sao lại như vậy?
Truyền lại rằng: Bao Chửng được thăng quan ở Doãn Châu, Doãn Châu lúc ấy có Đoan nghiễn. Đây là thứ nghiên mực làm bằng loại đá quý chỉ có ở địa phương này, rất được các vua quan hâm mộ, được liệt vào cống phẩm. Thế là chỉ cần quan viên nào khi đảm nhiệm tại nơi đây đều nghĩ hết cách để tham ô, bắt ép dân chúng sản xuất loại sản vật này. Nhưng sau khi Bao Chửng đến Doãn Châu đã phá bỏ quy tắc ngầm này, bởi vậy đã đắc tội với rất nhiều nhân sĩ quyền quý thân cận của triều đình, có câu nói ở kinh thành: “Đã có quan thanh liêm, đã có người bị trừng phạt”, Bao Chửng đã trở thành người bảo vệ của người dân đen.
Cuộc sống của Bao Chửng rất công bằng và lương thiện, thương yêu, quan tâm đến người dân. Bao Chửng cũng rất coi trọng phẩm hạnh cá nhân, không bao giờ lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tư lợi cá nhân, cũng nghiêm khắc kỷ luật người thân của mình và hậu duệ.
Trước khi qua đời, Bao Chửng đã để lại di chúc: “Con cháu của Thạch An nếu làm việc bất chính sẽ không được về nhà, sau khi qua đời cũng không được chôn trong lăng mộ, và người như vậy không phải là con cháu của ta”. Bao Chửng sau khi qua đời, con cháu của ông cũng đều nối nghiệp và không dám làm bậy.
Về phần tổ chức tang lễ của Bao Chửng, khiến mọi người đều thấy khó hiểu và bí ẩn. Ngày tang lễ Bao Chửng, người dân đến phủ Khai Phong để đưa tiễn ông, nhưng thật sự rất ngạc nhiên khi thấy có đến 21 chiếc quan tài được khiêng ra từ 7 hướng khác nhau ra ngoài cổng, không một ai có thể biết được Bao Chửng đang nằm trong chiếc quan tài nào, chính vì thế ngoài những người khiêng quan tài thì không có người dân nào đi theo quan tài vì họ ko rõ thực sự đâu là chiếc quan tài có xác của Bao Chửng, Bao Chửng đã chọn cách rời khỏi phủ Khai Phong theo cách này để từ biệt thiên hạ, mong rằng mọi người không cần phải buồn bã đi theo để chôn cất ông.
Cũng có một lý giải khác cho rằng: Bao Chửng khi còn sống đã đắc tội với quan lại quyền quý, khi ông còn sống được Hoàng đế trọng dụng nên họ không dám động đến ông, nhưng sau khi ông qua đời có người lại muốn báo thù ông. Nên với cách này sẽ đánh lạc hướng được những người có ác tâm.
Trong phủ còn lan truyền một số lời đồn, quan tài có lời nguyền…, mục đích chính là vì phòng ngừa những người này quấy rầy Bao Chửng.
Danh tiếng của Bao Chửng trong lòng dân đã có từ lâu, và những thế hệ tương lai đều rất tôn kính và yêu quý ông. Đến bây giờ nếu quan chức liêm chính, hay những người nói công lý bảo vệ người dân vô tội, họ đều so sánh như Bao Công tái thế. Bao Chửng là một quan chức cấp cao của triều đại nhà Tống, lăng mộ của Bao Chửng thật là “kho báu” cho những kẻ chuyên trộm mộ, nhưng vì quá kính trọng Ông, nên những kẻ trộm mộ đã thực sự dập tắt tâm tham.
Lăng mộ của Bao Chính luôn được bảo quản tốt, dù trong lúc loạn lạc. Điều này cho thấy sức mạnh đáng kinh ngạc của Bao Chửng đối với dân chúng. Có một câu nói cổ đại: “Mọi người sẽ giúp đỡ bạn khi bạn không còn gì, và khi bạn có chức có quyền thì hãy nhớ đến dân chúng”. Câu này cho chúng ta thấy rằng các quan chức nên “giúp đỡ người dân” thay vì làm đầy túi của họ thì nên yêu nước thương dân, đem lại công lý cho nhân dân, như thế mới đem lại tiếng thơm cho muôn đời và phúc đức cho con cháu. Nếu không, tất yếu cũng sẽ bị người dân và lịch sử quay lưng.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope