Nguồn ảnh: Internet

Khám Phá

Tại sao Gia Cát Lượng lại cưới người phụ nữ xấu xí Hoàng Nguyệt Anh làm vợ?

By Đăng Dũng

March 25, 2021

Gia Cát Lượng là tể tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc, hình tượng của ông lưu danh sử sách bởi nhân cách cao thượng, tài năng kiệt xuất, và công trạng cái thế. 

Ông không chỉ giỏi tài thao lược mà còn là một nhà phát minh lớn! như “bát trận đồ, châu máy ngựa gỗ, đèn lồng Khổng Minh”.

Chính những tài năng kiệt xuất này của Gia Cát Lượng mà hậu thế vẫn cho rằng Gia Cát Lượng là người chịu thua thiệt trong cuộc hôn nhân với người vợ xấu xí Hoàng Nguyệt Anh. Bởi ngày xưa nam tử rất coi trọng dung mạo của nữ nhi. Nhưng sự thật trong cuộc hôn nhân này là gì?

1. Lúc đó Gia Cát Lượng đã có tuổi!

Gia Cát Lượng từ nhỏ không có cha mẹ, Gia Cát Lượng và em trai được chú ruột là Gia Cát Huyền cưu mang. Bản thân Huyền từng nhậm chức Thái thú Dự Chương nhưng bị thất quan không lâu sau đó, phải mang theo gia đình cùng hai cháu tới Kinh Châu nương nhờ.

Khi Gia Cát Lượng 16 tuổi, chú của ông cũng ra đi!. Sau khi chú ruột qua đời, Gia Cát Lượng thấy bản thân khó thể đắc chí, liền cùng em trai ẩn cư tại đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung. Ngày ngày cày ruộng, đọc sách, và cuộc sống của họ rất nghèo! nhưng bản thân Gia Cát Lượng không chấp nhận cả đời làm nông phu.

Cuộc sống như vậy cứ trôi qua mà đến năm 25 tuổi Gia Cát Lượng vẫn chưa kết hôn, vào thời cổ đại nam nhi thường kết hôn ở tuổi thiếu niên, như vậy cũng có thể nói Gia Cát Lượng cũng đã quá thời kết hôn, nên lúc đó cũng chấp nhận cuộc hôn nhân này. 

2. Gia Cát Lượng thấy tiền đồ rộng mở khi làm rể nhà họ Hoàng

Nhìn nhận ở một góc độ khác, bản thân Gia Cát Lượng từ lâu luôn tự ti về thân phận nông phu mình đang mang trên người. Ông cho rằng, ngay cả khi mình có đủ tài trí làm chủ đại cục, thì thanh danh không đẹp này cũng sẽ khiến ông mất đi nhiều cơ hội.

Do đó, Khổng Minh từ lâu vẫn luôn chờ cơ hội “đổi đời”.

Trong một lần tụ họp, Bàng Đức Công và Trương Mã Huy đã đứng ra làm mối để Hoàng Thừa Ngạn gả con gái Hoàng Nguyệt Anh cho Gia Cát Lượng.

 Vừa nghe tin đại hỉ, Khổng Minh đã vô cùng cao hứng, nhanh chóng thành thân, bái Thừa Ngạn làm nhạc phụ.

 Bàng Đức Công, Trương Mã Huy và Hoàng Thừa Ngạn đều là những danh sĩ nổi tiếng đương thời. Gia tộc họ Hoàng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tại Kinh Châu.

Nay có Bàng Đức Công, Tư Mã Huy làm chủ, Gia Cát Lượng nghiễm nhiên trở thành con rể của nhà danh gia. Cơ hội “một bước lên trời” này khiến Gia Cát Lượng không phải lo lắng về chuyện thanh danh, tiền đồ phía trước.

Gia Cát Lượng thông minh hơn người, biết rõ cái lợi trong cuộc hôn nhân này còn gấp trăm lần cái thiệt, vì thế mà không khỏi vui mừng.

 Quả nhiên sau đó, Bàng Đức Công, Bàng Thống, Tư Mã Huy và Hoàng Thừa Ngạn cật lực tiến cử Khổng Minh. Tuy rằng lúc đó, Gia Cát Lượng vẫn đang ẩn cư tại Long Trung, nhưng danh hiệu “Ngọa Long tiên sinh” đã vang khắp thiên hạ. Dân gian cũng bởi vậy mà có câu: “Ngọa Long (chỉ Lượng), Phượng Sồ (chỉ Bàng Thống), được một trong hai là có thể an thiên hạ.”

Sự tình sau đó ai cũng đều biết rõ. Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi. Khổng Minh theo phò Lưu Bị, cùng tranh thiên hạ cho nhà Thục Hán.

 3. Cảm phục tài năng của Hoàng Nguyệt Anh

Chuyện kể rằng Gia Cát Lượng đã nhiều lần đến nhà họ Hoàng, và đã để ý rất nhiều điều và cho rằng con gái của Hoàng Thừa Ngạn rất thông minh, và nhân hậu.

Một hôm Gia Cát Lượng đến nhà họ Hoàng đột nhiên có hai con chó lao tới, Gia Cát Lượng giật mình, lúc đó người hầu gái liền vỗ vào trán hai con chó, hai con chó dừng lại ngay lập tức! Đến lúc đó Gia Cát Lượng mới nhận ra đây là một con chó cơ làm bằng gỗ!.

Gia Cát Lượng thậm chí còn khen ngợi sự thông minh đến độ tinh xảo của người phát minh ra hai con chó!. Sau đó Gia Cát Lượng được người hầu gái tiết lộ là do Hoàng Nguyệt Anh chế tạo.

Sau đó Gia Cát Lượng lại nhìn xung quanh và thấy trên tường có một bức tranh gia đình rất đẹp, và cũng được biết chủ nhân của bức tranh là Hoàng Nguyệt Anh trong một lần vẽ nguệch ngoạc!

Hoa đẹp ở khu này cũng là do Hoàng Nguyệt Anh chăm sóc!.

Vậy nên từ trước khi kết hôn Gia Cát Lượng đã cảm mến tài năng của Hoàng Nguyệt Anh và người ta nói rằng một số phát minh sau này của Gia Cát Lượng có liên quan đến Hoàng Nguyệt Anh, chẳng hạn như bò và ngựa bằng gỗ, trận đồ bát quái,vv…!

Và sau khi Hoàng Nguyệt Anh và Gia Cát Lượng kết hôn, cuộc sống của họ cũng rất hạnh phúc! Khi Gia Cát Lượng chinh chiến hai miền Nam Bắc, Hoàng Nguyệt Anh đã chăm sóc bọn trẻ và kể cho chúng nghe những việc làm anh hùng của lòng trung thành!

Sau này, khi con trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm trấn giữ ở Miên Dương bị tử đạo và hy sinh, lúc này ông mới nói “ta luôn trung thành với hoàng đế và quốc gia, tất cả những điều chính nghĩa của ta không thể tách rời khỏi lời dạy của người mẹ Hoàng Nguyệt Anh”.

Câu nói cuối cùng của con trai Gia Cát Chiêm đã đủ cho chúng ta biết tại sao Gia Cát Lượng lại cưới một người con gái xấu xí làm vợ!

Theo một chuyên gia tiết lộ trên Hoàn Cầu thời báo, kỳ thực, Hoàng Nguyệt Anh không chỉ trí tuệ tinh thông, bà đích thực là người phụ nữ có nhan sắc yêu kiều.

Chuyện Hoàng Thừa Ngạn loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng.

Dù thế nào đi nữa cũng cho chúng ta thấy Gia Cát Lượng một đấng kỳ tài mưu lược và ông thật may mắn khi có được một người vợ đức hạnh như vậy!

 Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: danviet