Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: nld.com.vn

Khám Phá

Tại sao khi tu đến quả vị La Hán, vị thiền sư vẫn bị ngồi tù oan

By Đăng Dũng

July 06, 2021

Con người sau khi bước vào con đường tu luyện chân chính sẽ xuất hiện rất nhiều công năng và thần thông. Có thể xuất hiện những điều phi thường ngoài sức tưởng tượng của con người.

Trong lịch sử có một vị cao tăng mặc dù đã tu luyện đến quả vị La Hán nhưng vẫn phải chịu ngồi tù oan 12 năm. Nhiều người không khỏi thắc mắc sao vị cao tăng này không dùng thần thông để thoát khỏi ngục tù, hoặc có thể dùng thần thông để khiến cho người khác phải sợ hãi không và sẽ không bắt mình nữa, nhưng kỳ thực bên trong câu chuyện này lại ẩn chứa đạo lý thâm sâu.

Vào thời cổ đại, có một quốc gia nhỏ nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tên là quốc gia Kệ Khách, ở đất nước Kệ Khách có một vị La Hán, tên là Lý Nguyệt, đang sống ở trên núi.

Một hôm, ông lấy rễ cỏ tranh, đun lấy nước, nhuộm chiếc áo đã phai màu của ông. Sau đó ông đã lấy cành cây để lật chiếc áo ở trong chậu, nhưng một điều kỳ lạ đã xảy ra: Nước màu vốn đen như mực trong chậu lại biến thành nước máu đỏ, chiếc áo bỗng biến thành tấm da bò, xung quanh là những miếng thịt bò, chiếc đầu bò. Kỳ lạ hơn nữa, mùi thịt bò bốc lên nghi ngút.

Khi Lý Nguyệt vẫn còn đang bị sốc, thì một người nông dân chạy tới, sau khi nhìn thấy thịt bò và da bò trong nồi, ông ta tức giận quát: “Nhà sư này thật to gan! Ông là người tu hành mà lại đi trộm lấy gia súc của tôi rồi giết thịt để ăn”.

Thì ra người nông dân đang dắt bò đi ăn cỏ, chỉ trong chốc lát con bò đã biến mất. Anh đã đi tìm khắp nơi, sau đó anh lần theo mùi thơm của thịt bò rồi dẫn đến vị thiền sư.

Nhìn thấy thịt bò trong thau, nhà sư không biết giải thích thế nào. Sau đó Ông được người nông dân đưa đến gặp nhà vua. Mặc dù lúc này Lý Nguyệt đã tu đến quả vị La Hán, nhưng ông vẫn bị nhà vua kết tội và phải ngồi tù mười hai năm.

Thời điểm đó Lý Nguyệt có rất nhiều đệ tử. Trong nhiều năm, họ đã tìm kiếm tung tích của Sư phụ, nhưng đều không thấy. Vào cuối năm thứ 12 sư phụ giam, một đệ tử của Lý Nguyệt đã dùng thiên nhãn của mình nhìn thấy Sư phụ đang ở trong tù.

Người đệ tử đó đã vội đến xin nhà vua phân minh rõ ràng, nói rằng Sư Phụ của mình đã bị oan.

Khi nhà nghe thấy lời nói của vị đệ tử kia có lý nhà Vua đã cùng vị đệ tử kia đến nhà tù, thì sứ giả nói với nhà vua rằng: Không thấy sư phụ Lý Nguyệt trong ngục. Lúc này đệ yêu cầu nhà vua ban lệnh ân xá.

Lúc này, ở trong nhà tù, có một tù nhân hốc hác đang dọn phân ngựa, ông ta đã chăn ngựa và làm công việc dọn phân ngựa trong nhà tù được mười hai năm.

Sau khi nghe được lệnh ân xá, bộ râu và tóc dài của ông ta đột nhiên rụng xuống, và một chiếc áo choàng tự động được khoác lên người anh ta. Ông ta bay lên không trung, cơ thể ông ta tỏa ánh sáng lấp lành, và ông ta thể hiện nhiều phép thuật một cách tự do thoải mái. Hóa ra ngài chính là thầy của năm trăm vị A La Hán – Tôn giả Lý Nguyệt.

Khi thấy điều này, nhà vua vô cùng ngạc nhiên và khâm phục, ông đã quỳ ngay xuống đất và nhận tội rằng thực sự đã bỏ tù oan cho ông trong mười hai năm.

Tu luyện cũng không thoát khỏi nghiệp lực. Nguồn ảnh: aboluowang.com

Tuy nhiên, nhà vua lại rất khó hiểu, và hỏi vị Tôn Giả kia: Vì ngài có thần thông rất lớn, tại sao ngài vẫn phải chịu đựng trong ngục?.

Thiền sư Lý Nguyệt từ trên không trung bay xuống và nói:

“Kiếp trước tôi cũng bị mất bò, khi lần theo dấu vết đi vào núi sâu thì thấy một người đang ngồi thiền một mình nên tôi đã nghi người này trộm bò, nên đã mắng mỏ không ngừng”.

“Người tôi mắng là Bích Chi Phật, vì tội vu khống Phật, tôi phải chịu đày xuống địa ngục, sau đó đầu thai vào đường súc sinh, chịu tội ác vô lượng, nhưng như thế tôi vẫn chưa trả hết được món nợ nghiệp chướng. Mặc dù đời này tôi đã đắc quả La Hán nhưng vẫn phải trả hết những tội lỗi của mình, nên kiếp này khó thoát khỏi số phận bị người khác vu oan. Đó là lý do tôi vào tù”.

Trên đời này có rất nhiều người mơ hồ không tin luật nhân quả, rồi khi gặp chuyện bất bình thì than Trời trách đất. Vậy nên mỗi sự việc hay kiếp nạn xảy ra điều có quan hệ nhân duyên chứ không phải vô duyên vô cớ. Có nợ thì ắt phải trả, kiếp này không trả thì kiếp sau trả, người tu hành cũng phải trả hết nợ rồi mới đắc được Chỉnh quả.

Do vậy mới thấy rằng: Tội nghiệp do phỉ báng Phật và những người tu hành chân chính là rất lớn, có đầy xuống địa ngục, đọa vào đường súc sinh, … cũng không trả hết tội. Vì vậy đối với Phật Pháp và người tu luyện chân chính thì cố gắng không nên đắt tội, ngay cả trong suy nghĩ cũng không nên có những suy nghĩ không tốt đối với họ.

Đức Phật Thích Ca cũng nói: “Không có gì là cố định”.

Mặc dù Lý Nguyệt đã tu thành quả vị A La Hán, nhưng chỉ là tự độ mình chứ không thể độ người. Nếu Lý Nguyệt phát nguyện cứu độ chúng sinh, thì Phật Pháp vô biên cũng có thể giúp ông ta khắc phục được ác duyên. Nếu Lý Nhạc dùng thời gian mười hai năm trong tù để truyền bá Phật Pháp đến chúng sinh thì uy đức mà ông đạt được cũng sẽ đủ để tiêu trừ nợ nghiệp của ông, và người nông dân và vị vua kia cũng sẽ không tạo ra nghiệp.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: aboluowang