Nguồn ảnh: Internet

Khám Phá

Tại sao người xưa sử dụng “trâu sắt” để trấn lũ lụt?

By Đăng Dũng

March 12, 2021

Những con “trâu sắt” được sử dụng để ngăn lũ lụt thường có thể được nhìn thấy trên bờ hồ Hồng Trạch (Hongze) và kênh đào Grand Canal ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc .

Những con trâu sắt thường nhìn thấy chúng quỳ, đầu ngẩng cao sừng sững, mắt mở to, oai phong lẫm liệt.

Nhiều người thắc mắc vì sao người xưa dùng trâu sắt để trấn áp lũ lụt?

Trước hết, con trâu sắt được làm bằng kim loại nên vốn dĩ nó là “Kim”. Trong thuyết ngũ hành cổ xưa có câu “Kim khắc Mộc”, mộc tương ứng với phương Đông, mà Thần thú ở phương Đông lại là rồng, vậy nên Kim có thể bắt “Giao long” phải ẩn giấu. Giao long thường thích tạo mưa và mang lũ đến, nhưng nếu có “Kim” thì Giao long sẽ ẩn mình và không tạo ra mưa to gây lũ lụt.

Thứ hai, trâu đất là thuộc “hành Thổ”. Ở Trung Quốc cổ đại, phương hướng tương ứng với ngũ hành, và có câu nói từ thời Trung Quốc cổ đại “Đông Mộc, Nam Hỏa, Tây Kim, Bắc Thủy, Trung Thổ”.

Con trâu là “con vật của trung ương”, đương nhiên nó thuộc mệnh Thổ, mà Thổ khắc Thủy, ở đâu có trâu sắt thì ở đó nước sẽ được khống chế.

Ngoài ra, trong thần thoại cổ đại của Trung Quốc, con trâu được coi là biểu tượng của trái đất và người nâng đỡ trái đất.

Trong một số thần thoại cổ đại, con trâu là chỗ dựa của trái đất, Trái đất được trâu dùng sừng nâng lên, khi một sừng mỏi thì sẽ đổi sang sừng khác, trong thời điểm thay thế này, trái đất sẽ rung chuyển, đó chính là động đất. 

2 con trâu được chạm khắc bằng đá cẩm thạch trong thời kỳ Ân Thương được khai quật ở An Dương, tỉnh Hà Nam. Trâu cũng được lấy làm giá đỡ, biểu thị chức năng chở đất của trâu. Vì trâu là linh thú, nên được ban cho công năng trấn Thủy quái và áp chế Giao long.

Lý thuyết cho rằng trâu sắt có thể trấn được lũ lụt có lẽ bắt đầu từ thời nhà Đường, đến thời nhà Minh cũng có truyền thuyết cho rằng Lưu Bá Ôn đã lập nên thị trấn được bao bọc bởi “chín con trâu, hai con hổ và một con gà” thu hút dân chúng ở nhiều nơi đến ở để tránh lũ lụt. Dân chúng ở nhiều nơi vào thời nhà Thanh đều tin vào điều này, nên ở hai bờ lưu vực sông đều đúc trâu sắt để tránh lũ lụt xâm lấn.

Ở những vùng bị ngập lụt nặng, ngoài việc đúc trâu sắt để chống lũ, thường có những con gà trống đá há miệng. (Nguồn ảnh: Adobe Stock)

Ở những vùng bị ngập lụt nặng, ngoài việc đúc trâu sắt để chống lũ, thường có những con gà trống đá há miệng. Người ta nói rằng gà trống đá cũng có thể chống lại lũ lụt. Vì gà trống có thể tương ứng mặt trời, là loại động vật có đầy đủ dương khí. Gà trống gáy nghĩa là trời bắt đầu sáng, mặt trời mọc, những điều xấu xa, âm khí cũng biến mất, vì vậy trong dân gian gà trống luôn là vật trấn yểm để xua đuổi ma quỷ, âm khí. Lũ lụt là do Thủy quái gây ra, mang âm tính, nên gà trống có thể ngăn cản lũ lụt xuất hiện.

 Truyền thuyết về “chín con trâu, hai con hổ và một con gà”.

Hồ Hồng Trạch (Hongze) thuở ban đầu là một hồ nước phẳng lặng. Truyền thuyết kể rằng một năm nọ, có một con yêu long đến hồ Hồng Trạch, hồ Hồng Trạch và núi Đại Khánh bên hồ đã mất đi sự bình yên vốn có.

Con yêu long này bay lên trời như mây, xuống nước bỗng như sương mù, làm sóng nổi lên, lật thuyền, làm đứt lưới đánh cá, thỉnh thoảng còn đến núi Đại Thanh làm việc ác, khiến cho ngư dân trên hồ và dân chúng sống bên bờ hồ hoảng sợ, ngày đêm không được yên ổn.

 Thấy yêu rồng làm nhiều việc ác, Lão Tử đã bẩm lên Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng sai hai con hổ và 10 con trâu đến đánh yêu long. Trong chín ngày, con yêu long bị đánh bại và chạy trốn vào cung điện dưới nước.

Sau khi luyện đan đắc đạo, Lão Tử cưỡi một con trâu xanh bay lên trời. 9 trâu 2 hổ 1 gà đã được bỏ lại trong hồ Hồng Trạch, để bảo vệ núi rừng và hồ Hồng Trạch tránh khỏi tai ương thảm họa.

Theo truyền thuyết này, khi bức tường xây kè của hồ Hồng Trạch được xây dựng, chín con trâu và hai con hổ được đúc từ thời kỳ Khang Hy được đặt trong khu vực nguy hiểm của kè, bây giờ chỉ còn năm con trâu sắt. Năm con trâu sắt này đã trở thành một trong những cảnh quan được rất nhiều người đến xem của hồ Hồng Trạch.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: secretchina