Lưu đày là hình phạt dành cho những tội phạm, họ bị đày đến vùng sâu vùng xa, không có ghi chép nào là hình phạt này bắt nguồn từ khi nào, nhưng đến đời Tần và Hán, tội đày ải dần dần hình thành hệ thống.
Trong các triều đại nhà Tùy và nhà Đường, các nhà cai trị đã xác định việc xử phạt lưu đầy là một trong năm hình phạt, đó là: đánh, bỏ tù, xử tử, thả trôi sông và lưu đầy.
Có nhiều lý do khác nhau mà các tù nhân bị đày ải trong thời cổ đại không bỏ trốn trở về?
Lý do thứ nhất: Trước thời Tống, các tù nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương để làm việc và canh giữ, nhưng bởi vì các phạm nhân thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến biên cương giáp ranh với các nước nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Ở đây, xung quanh đều là biển, phạm nhân không có đường nào mà chạy?
Lý do thứ hai: Phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên mặt, do vậy rất khó để không thừa nhận rằng họ không phải là tội phạm, nếu đi đâu cũng dễ bị phát hiện, như Lâm Sung làm ví dụ, khi Lâm Sung bỏ trốn, đã bị bắt lại thì tội càng nặng thêm.
Lý do thứ ba: Su khi thống nhất đất nước thời cổ đại, dân số các quận, các địa phương được thống kê trong từng bang, từng làng, được ghi chép cẩn thận. Ngoài ra, người cổ đại sống thành từng nhóm và không có tính di động cao, kể cả khi những tù nhân bị đày ải trốn thoát, cũng khó lòng có thể về lại quê hương vì sớm muộn cũng có thể bị chính quyền nhận ra và báo cáo.
Lý do thứ tư: Phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông, cái gông này nặng đến mấy cân, nếu chỉ có một người thì không thể nào mở nổi nó.
Lý do thứ năm: Đường lưu đày vô cùng hoang vắng, mấy chục dặm đường chẳng thấy bóng người, chuyện ăn uống chỉ có thể nhờ cậy vào lương khô của bọn quan binh, nếu chạy mà không biết đường thì cũng chẳng có nổi cơm mà ăn.
Lý do thứ sáu: Nếu bản thân bị lưu đày, nếu chạy trốn thì người thân ở quê sẽ bị liên lụy.
Lý do thứ bảy: Họ không bỏ trốn là vì họ có thể vẫn còn cơ hội sống. Nếu vượt ngục, dù thành công hay không thành công, đều là một cuộc sống đầy gian khổ, nhưng rất nhiều phạm nhân không vượt ngục vì họ vẫn còn một tia hy vọng cho tương lai. Bởi trong triều đại phong kiến, nhiều triều đại bị thay thế liên tục, hoàng đế mới lên ngôi thì thường sẽ ân xá cho các tội phạm thiên hạ, lúc này rất nhiều tù nhân sẽ được ân xá và họ sẽ có thể trở về quê hương của họ một cách công bằng.
Ngoài ra, một số học giả và quan chức có tài hy vọng rằng hoàng đế sẽ thay đổi ý định và nhớ lại những công lao của họ trước khi bị lưu đày. Ví dụ, Kỷ Hiểu Lam trong triều đại nhà Thanh đã bị đày đến Ô Lỗ Mộc Tề. Vua Càn Long đã triệu hồi ông trở lại triều đình với tư cách là tổng biên tập “Tứ khố toàn thư”. Vì vậy, trốn thoát có thể là ngõ cụt, không thoát được thì còn cơ hội sống sót. Nhiều người mặc nhiên không muốn trốn thoát, âm thầm chịu đựng cuộc sống khốn khổ và chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: lsbkw.com