Khám Phá

Tại sao phải giữ xác người chết 7 ngày trước khi chôn, thần y Biển Thước sẽ cho bạn biết

By Đăng Dũng

November 16, 2021

Tại sao lại có phong tục này? Điều này có liên quan đến tín ngưỡng. Người xưa cho rằng, người sau khi chết thì bảy bảy 49 ngày mới có thể đầu thai chuyển thế.

Trong 49 ngày này lại phân thành 7 lần của “ Bảy ngày”. Còn bảy ngày giữ xác được gọi là “ Đầu thất”, ngày cuối cùng của đầu thất được gọi là “ Đêm gọi hồn”. Trong một ngày này, người đã chết sẽ trở về dương gian lần cuối. Đây là ngày quan trọng, người nhà trên dương gian trong ngày này không chỉ phải ăn uống linh đình, mà còn phải biểu hiện hòa khí, không được tranh cãi. Như vậy người chết mới thấy người nhà trên dương gian được no ấm vui vẻ và có thể yên tâm mà ra đi.

Nhưng có thể mọi người không biết, phong tục này có liên quan đến một danh nhân thời xưa. Người đó là Biển Thước, họ Tần , tên Hoãn, tự Việt Nhân là danh y thời kỳ Chiến Quốc. Vì y thuật của ông rất cao siêu, vì vậy mà mọi người đều gọi ông là với cái tên “ Biển Thước” là thần y ở thời kỳ Hoàng Đế.

Sử ký Biển Thước Thương Công Liệt Truyện có ghi chép: Biển Thước ban đầu không làm thầy thuốc, chỉ là một chủ một quán trọ. Nghe nói có một lần có một trận tuyết rơi lớn, Biển Thước nhìn thấy một ông cụ đến trước cửa, đã gần như đông cứng. Vậy là ông nhanh chóng gọi người đưa vào phòng khách, rồi nhóm lửa sưởi ấm và nấu nước canh gừng để cứu sống ông cụ đó, và người đó chính là Trường Tang Quân,  là một vị thần y.

Biển Thước thấy ông cụ đáng thương không nơi nương tựa, vậy nên đã cho ông cụ ở lại, và đã ở được mười mấy năm. Sau này lúc ông cụ sắp ra đi, gọi Biển Thước đến trước giường: Cậu là người lương thiện, cũng vô cùng thông minh, ta có những bài thuốc gia truyền để cứu người, và bây giờ ta truyền lại cho cậu, nhưng không được tiết lộ ra ngoài. Sau này Biển Thước đã dùng những bài thuốc gia truyền này để trị bệnh cứu người và trở thành thần y.

Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng câu chuyện này lại chứa đựng giá trị vô cùng chính xác của người xưa. Cái gọi là “ Đạo không dễ truyền” “ Nhân giả nhân tâm”, dẫu sao thầy thuốc là phải chữa bệnh cứu người, nếu là người có tâm bất chính học y thuật vậy thì sẽ gây nên họa lớn. Vì vậy vị Trường Tang Quân lạnh cứng đứng trước cửa quán trọ của Biển Thước, có thể là để tìm một truyền nhân tốt, nên cố ý làm vậy. Mục đích là muốn có thời gian quan sát lâu hơn rồi mời truyền lại các bài thuốc gia truyền.

Sau khi Biển Thước tinh thông y thuật đã hành y khắp cả nước. Khi đến nước Quắc, thấy người nước Quắc đều đang cầu phúc, ông liền hỏi Trung Thứ Tử có sở thích với y thuật là đã xảy ra chuyện gì?

Trung Thứ Tử kể tỉ mỉ chuyện thái tử chết bất đắc kỳ tử cho Biển Thước nghe. Biển Thước sau khi hỏi một hồi thì nói với Trung Thứ Tử: Ngài hãy đi bẩm báo với Quốc Quân, nói Biển Thước cầu kiến, có thể khiến thái tử cải tử hoàn sinh.

Trung Thứ Tử thấy Biển Thước đặt điều bịa chuyện, muốn biết người đã chết rồi làm sao có thể sống lại được?

Biển thước thấy Trung Thứ Tử hoài nghi thì thở dài và nói rằng: Nếu không tin, thì ngài có thể xem thử thái tử, mũi của thái tử bị sưng lên, ở đùi đến bộ phận sinh dục vẫn còn ấm. Trung Thứ Tử thấy đây là việc trọng đại, liền nhanh chóng tiến cung kiểm tra , quả nhiên đúng như vậy.

Biểm Thước Kiểm tra thái tử một lần rồi nói : Đây là bệnh “Thi nghịch”. Người nhận âm dương của trời đất, dương thể hiện bên ngoài, âm thể hiện bên trong, âm dương tương hợp, thân thể mới khỏe mạnh. Thái tử bây giờ do âm dương không tương hợp, huyết quản bị tắc mới dẫn đến khí mạch không thông, mất đi tri giác, trông giống như đã chết, nhưng thái tử chỉ là chết giả mà thôi.

Vậy là Biển Thước châm cứu lên các huyệt tam dương, ngũ hội, khoảng nửa tiếng sau quả nhiên thái tử đã tỉnh lại. Sau đó Biển Thước lại kê cho toa thuốc, thái thử cuối cùng đã có thể ngồi dậy, rồi ông lại dùng các vị thuốc đông y cho thái tử và 20 ngày sai thì thái tử đã khỏi bệnh.

Từ đó, người trong thiên hạ đều biết Biển Thước có khả năng cải tử hoàn sinh, một lần gặp phải bệnh nhân khó chữa, mọi người than thở rằng: Nếu Biển Thước có ở đây thì tốt quá! Biển Thước nghe thấy liền cười và lắc đầu: Tôi làm sao có thể khiến người chết sống lại được chứ ? Chỉ là người đó vốn chưa chết, tôi chẳng qua chỉ giúp người đó tỉnh lại và khỏe mạnh trở lại mà thôi. Đó là câu chuyện được Tư Mã Thiên ghi chép trong Sử Ký, trong đó có nói rằng: “ Tôi không có khả năng cứu sống người chết, nhưng tôi có thể chữa trị được cho người còn sống.”

Cũng chính vì câu chuyện này, về sau dần dần đã hình thành nên phong tục giữ xác bảy ngày rồi mới chôn cất. Tại sao phải giữ xác 7 ngày? Đó là sợ người đó còn chưa chết, mà là chết giả. Nếu là chết giả thì tin rằng họ có thể tỉnh lại. Cho dù không thể tự tỉnh lại, nhưng nếu có thể gặp được thần y Biển Thước thì không chừng sẽ tạo nên điều kỳ tích. Cho dù không thể tự tỉnh lại và cũng không gặp được thần y Biển Thước thì ít nhất có thể tránh được thảm kịch chôn sống. Dần dần dân gian đã có cách làm giữ xác bảy ngày này.

Hiện nay mọi người đã không còn quan tâm nhiều đến Đông y. Mọi người đều cho rằng Đông y có hiệu quả chậm, không nhanh như Tây y vậy nên rất nhiều người đều cho rằng Đông y để dưỡng sinh, Tây y để trị bệnh.

Thực tế thì không phải vậy. Đông y thời xưa của Trung Quốc rất phát triển, đã xuất hiện rất nhiều nhà y học vĩ đại như: Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân…. Những đại phu Đông y này đều có những tuyệt kỹ để chữa bệnh. Hoa Đà tận dụng thiên nhãn của mình để nhìn thấy khối u trong não của Tào Tháo. Lý Thời Trân quan sát thấy phân bố kinh lạc của cơ thể người, và có tác phẩm “Tần Hồ mạch học kỳ kinh bát mạch khảo”.

Đông y là y học thần truyền vô hình. “Hoàng đế nội kinh” xuất phát là của tiên nhân, là bảo điển tu luyện của Trung Quốc. Đông Y và Đạo Gia có cội nguồn sâu xa, Đông y thời xưa có rất nhiều người tu đạo. Đạo sĩ tu luyện chú trọng đả thông nhâm đốc nhị mạch, kỳ kinh bát mạch. Đây là lý luận kinh lạc thống nhất trong đông y. “ Khiếu” trong đạo gia và “ Huyệt vị” trong đông y thực ra là giống nhau chỉ là cách gọi khác nhau.

Cho dù là y học thần truyền, đông y vẫn liên kết chặt chẽ giữa tự nhiên, tu luyện và tôn giáo. Bất luận là phật giáo hay đạo giáo đều xuất hiện không ít cao thủ trị bệnh. Họ thậm chí có thể thông qua các khả năng đặc biệt để chữa khỏi bệnh trong thời gian ngắn. Những điều này không chỉ xảy ra tại Trung Quốc, ở cơ đốc giáo ở phương tây cũng có ví dụ tương tự. Tôi đã từng xem một bộ phim tài liệu, ở một nước Đông Nam Á, có một giáo đồ cơ đốc giáo tận dụng khả năng đặc biệt để trị bệnh cho con người. Anh ta cho cánh tay vô hình  ( Nhấn mạnh rằng chỉ có con mắt thứ ba mới có thể nhìn thấy) vào trong xác thịt của người bệnh, sau đó lấy mô bệnh từ bên trong ra. Nhưng bề mặt da của bệnh nhân không hề bị thương gì hết, da chỉ rớm rớm ra nhiều máu tươi, thật sự tuyệt vời không gì sánh bằng.

Y học Phương tây được xây dựng trên nền tảng hiển vi học điện tử và giải phẫu cơ thể người, thuộc phạm trù khoa học thực nghiệm. Đông y không phải là kỹ năng hay kỹ nghệ bình thường, không thải là qua giáo dục nhiều năm và thực tiễn lâm sàng là có thể trở thành người tài giỏi được kính trọng trong Đông y. Khả năng y thuật cao thấp trong Đông y trước tiên được quyết định bởi trình độ đạo đức của người thầy thuốc, có liên quan mật thiết đến tu dưỡng đức tính của con người. Tại sao hiện nay Tây y rất phổ biến trong lĩnh vực y học, còn Đông y đã thôi chí nản lòng. Lý do có thể kể ra như sau:

1. Văn hóa truyền thống Đông y bị hủy hoại, những chính niệm như Thiên Nhân Hợp Nhất, Thiện Ác Nhân Quả, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín đều đã tan thành mây khói.

2. Thể hệ giáo dục của Đông y hiện nay đã làm trái với phương thức truyền dạy “ Sư phụ dẫn dắt đồ đệ” , “ Khẩu truyền tâm thụ”, “ Tu luyện đức tính” trong y học truyền thống của Trung Quốc

3. Nhân tâm nông nổi, y thuật đáng nghi, phần lớn những người làm Đông y chỉ quan tấm đến việc theo đuổi danh lợi, kiếm tiền. Cơ bản không hề có tịnh ngộ và đức tính của những đại y hiện thế.

4. Do môi trường ô nhiễm ngày một nghiêm trọng, các loại thảo dược đông y mang độc tính nhất định; Ngoài ra để có lợi ích về kinh tế, các xưởng sản xuất Đông y dùng các cách thức phi pháp để bảo chế ra các nguyên liệu Đông y. Những nhân tố này đều ảnh hưởng và làm giảm đi rất nhiều hiệu quả của các loại thuốc Đông y, mọi người dần mất đi lòng tin đối với Đông y.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: Songdep