Cổ nhân có câu “Trên đầu ba thước có thần linh” và “Thần nhìn thấu lòng người”. Đối với những người hiện đại được giáo dục về thuyết vô thần trong một thời gian dài, nó đã trở thành một từ không thể hiểu nổi.
“Thần ở đâu? Làm sao Thần biết được suy nghĩ của chúng ta? Tôi không thể nhìn thấy sự tồn tại của Thần, và khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, vì vậy Thần không tồn tại. Cái gọi là Thần chỉ là một huyền thoại, và nó chẳng qua chỉ là một sự mê tín”. Nhưng có đúng vậy không?
Thần không tồn tại bởi vì mọi người không thể nhìn thấy và không được khoa học chứng minh? Sự tìm kiếm và nghiên cứu của các nhà khoa học và trí thức can đảm đã cho thấy sự tồn tại của Thần. Tuy nhiên, ở thời điểm này, đó chỉ là một hiện tượng khách quan mà con người không thể hiểu, không thể lý giải.
Trên thực tế, từ xưa đến nay, vô số người trên thế giới có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự tồn tại của các vị thần và linh hồn. Chúng ta biết rằng có rất nhiều người có siêu năng lực, được ghi lại trong sách hoặc trong các hình ảnh phim và truyền hình hiện nay.
Một trong số đó là Kỷ Hiểu Lam, một nhà học giả nổi tiếng và là một vị quan của triều đại nhà Thanh.
Kỷ Hiểu Lam ngay từ nhỏ đã được gọi là “thần đồng”, ông có “công năng đặc dị” có thể nhìn thấy mọi vật (cả không phải trong không gian này) vào lúc nửa đêm. Khi còn trẻ, ông đã có được sức mạnh siêu nhiên như “Thiên nhãn thông”, và sức mạnh siêu nhiên này phải là một hiện tượng hiếm thấy trong đông tây kim cổ.
Kỷ Hiểu Lam từng đảm nhiệm tổng biên tập của “Tứ khố toàn thư” và đã viết 25 tập sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” trong những năm cuối đời.
Có một câu chuyện đã được ghi chép lại trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” như sau.
Có một thư sinh khi đi qua trước ngôi đền vào lúc nửa đêm, cổng đền đã đóng kín lại. Tuy nhiên, có một người có thể bước ra từ ngôi đền. Vị thư sinh nhìn thấy và nghĩ rằng người đó là một vị thần, cậu chắp tay nói: “Lạy Thần”. Người đó đưa tay đỡ cậu thư sinh và nói: “Tôi không phải là một vị thần cao quý, tôi chỉ là người trông coi gương thần. Tôi đến đây để giao sổ ghi chép”.
Cậu thư sinh hỏi: “Gương” mà ông nói có phải là “Nghiệp Gương” mà mọi người thường nói không?”.
Vị đó trả lời: “Nó rất giống với “Nghiệp Gương”, nhưng nó được gọi là “Tâm Gương”, những gì được phản ánh trong “Nghiệp Gương” là những việc tốt và việc ác mà một người đã làm trong cuộc đời của mình. Những gì được phản chiếu trong “Tâm gương” soi đến từng chi tiết nhỏ nhặt của tâm trí con người, những sự biến hóa vi tế của nội tâm, những cảm xúc, tình cảm thật giả xuất hiện và biến mất trong thoáng chốc. Những tâm tư này ẩn sâu bên trong nên không thể đoán và rất khó tìm ra. Một số người nhìn từ bên ngoài đẹp đẽ như chim phượng hoàng, nhưng trong tâm họ lại giống như một ác quỷ. Tội lỗi ẩn sâu bên trong không thể phản chiếu bằng một “tấm gương” chung chung.
Từ thời nhà Tống, đạo đức xã hội ngày càng xuống dốc, ngụy trang lừa gạt ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, và những điều ác mà một số người đã làm cả đời đều giấu kín không bao giờ lộ ra. Vì thế, các vị thần cai quản thiên hạ đã tham khảo ý kiến và chuyển “nghiệp gương” sang bàn bên trái, đặt một tấm gương đặc biệt để phản chiếu tính cách thấp kém trên bàn bên phải gọi là “Tâm gương”. Nói cách khác, đó là một tấm gương đặc biệt phản chiếu những kẻ ngụy quân tử. Gương trái và gương phải chiếu rọi toàn bộ thế giới lòng người.
Có người bị ám ảnh bởi hành động sai trái, có người có thành kiến kì quái, có người tâm tình đen tối, có người tâm tình lệch lạc ngoằn ngèo, có người tâm mục nát như rác, có người tâm dơ bẩn như bùn, có người che đậy tâm hiểm ác, có người thì mưu mô luồn lách, có người như những cái gai sắc nhọn, có người như những lưỡi dao sắc bén cắm vào ngực, có người như rắn độc và bọ cạp, có người đáng sợ như hổ và sói, có người tham luyến chức vị, có người bao trùm là sự tư lợi tư dục. Có những người suy nghĩ xấu xa đến mức không thể nghĩ tới,… Nhưng khi quay lại và nhìn vào diện mạo của họ, họ có vẻ ngoài như một người quân tử đầy chính khí, đạo mạo trang nghiêm. Rất khó để tìm thấy một hoặc hai trong số hàng chục triệu người có trái tim tỏa sáng như châu ngọc và trong sạch như dòng nước thanh khiết.”
Vị ấy tiếp lời: “Tôi đứng bên cạnh Gương Thần ghi lại những tình huống này và mọi chuyển động trong nội tâm một cách chi tiết. Tôi đến đây ba tháng một lần để báo cáo với Đông Nhạc Thần Quân. Dựa trên những điều này, tội ác của họ sẽ bị trừng phạt. Đối với những người có địa vị và danh tiếng thì yêu cầu đối với họ càng khắt khe hơn. Hình phạt dành cho những kẻ âm mưu, hãm hại người còn nặng nề hơn.
Trong cuốn sách “Xuân thu” ghi chép lại đoạn lịch sử 240 năm của Lỗ Quốc, thời đó cũng có không ít những nhân vật làm nhiều việc ác. Trời đã giáng sấm sét xuống đền Bá Di, để trừng phạt Triển Cầm (một nhà thông thái của nước Lỗ vào thời nhà Chu, Trung Quốc, được biết đến như một người có đạo đức cao cả) vì đã che dấu tội lỗi của mình. Ngươi hãy nhớ thật kỹ. Con người thì phải thành thật, chất phác và thiện lương. Không một hành vi sai trái nào có thể che giấu được, thậm chí còn dẫn đến hình phạt lớn hơn”.
Sau khi nghe câu chuyện của vị thần cai quản Gương Thần, chàng thư sinh cung kính bái lạy: “Con xin khắc ghi những lời giáo huấn trong tâm. Cảm tạ thần linh”.
Thông qua câu chuyện của Kỷ Hiểu Lam ghi chép lại răn dạy mỗi chúng ta rằng: Con người dù làm việc gì cũng đừng đánh mất lương tâm của mình, bởi vì trên đầu mỗi người đều có Thần linh dõi nhìn theo. Cho dù bạn có nghĩ rằng, nếu bạn làm điều gì đó sai trái mà không ai nhìn thấy, nên nếu bạn không nói ra thì không ai biết. Thì bạn cũng đừng quên rằng trên đầu mỗi người đều có thần linh luôn quan sát nhất cử nhất động, từng ý từng niệm, thiện ác sớm muộn gì cũng đều sẽ có báo ứng. Hết thảy mọi thứ không vì bạn không nhìn thấy hoặc không tin mà Thần Phật không cứu vớt bạn, Thần Phật luôn từ bi mở cánh cửa cho bạn bước tới. Vậy nên bạn hãy đặt ra yêu cầu nghiêm khắc cho bản thân để trở thành một người thực sự tốt từ trong tâm theo lời dạy của Thần Phật.
Nguồn: visiontimesjp.com
Mộc Hương biên tập