Nguồn ảnh: Internet

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Tâm đố kỵ như con dao tẩm độc cả hai đầu, hại người cuối cùng hại cả chính mình

By Đăng Dũng

March 20, 2021

Trong cuộc sống, chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng. Vì tật đố đến mực ngoan cố, mà có người phải kết thúc cuộc sống trong đau khổ, dằn vặt.

Lịch sử đã dạy chúng ta rằng những người bị điều khiển bởi sự ghen tỵ xấu xa để làm hại những người khác khá giống với việc tự dùng súng bắn lên chân của chính mình. Người với tâm đố kỵ, tật đố sẽ tạo tiếng xấu muôn đời hoặc  trở thành chuyện cười cho các thế hệ sau. 

Tam Quốc diễn nghĩa là cuốn tiểu thuyết Trung Quốc rất nổi tiếng và là một cuốn sách pha trộn cả những sự kiện có thật lẫn hư cấu về sự đối đầu của ba vương quốc: Ngụy, Thục và Ngô. 

Cố sự Gia Cát Lượng (chiến lược gia vĩ đại nhất của nhà Thục Hán) ba lần chọc tức Chu Du có lẽ là phần nổi tiếng nhất của cuốn tiểu thuyết. 

Chu Du là một nhà quân sự và chiến lược tài ba nổi tiếng của nước Ngô. Ông được bổ nhiệm làm đại đô đốc của quân Ngô khi còn rất trẻ, 24 tuổi. Ông kêu gọi Tôn Quyền thành lập một liên minh với nước Thục để chiến đấu chống lại nước Ngụy, nước kiểm soát tất cả miền đồng bằng Bắc Trung Quốc. 

Mặc dù quân số bị áp đảo, quân Ngô và Thục đã đánh bại quân Ngụy trong trận Đại chiến Xích Bích năm 228 SCN. Chu Du chỉ mới 34 tuổi vào lúc đó.

Tuy nhiên, Chu Du có một khiếm khuyết lớn đó là quá tranh đấu, khiến ông trở nên nóng tính, hẹp hòi, kiêu ngạo, thiếu lý trí, và tồi tệ nhất là cực kỳ ghen tỵ với những người có tài năng hơn mình. 

Ông coi Gia Cát Lượng, một nhà chiến lược quân sự nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc và là quân sư nước Thục, như kẻ thù không đội trời chung với mình. 

Trái lại, Gia Cát Lượng được biết đến như một học giả rộng lượng, khiêm tốn, thận trọng và có tầm nhìn. Để đánh bại sức mạnh của vương quốc thứ ba là nước Ngụy, Gia Cát Lượng sẵn lòng hợp tác với Chu Du để giành chiến thắng trong trận chiến Xích Bích. 

Sau khi thắng trận, thay vì khiêm tốn học hỏi từ Gia Cát Lượng, Chu Du lại luôn kiếm cơ hội để đánh bại hoặc thậm chí tìm cách sát hại Gia Cát Lượng. 

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng luôn khôn ngoan đi trước một bước. Ông luôn luôn có cách ứng phó hoàn hảo khiến Chu Du cảm thấy nhục nhã và tính ngạo mạn của Chu Du bị thương tổn nhiều phen. 

Trong trận đấu trí thất bại cuối cùng, Chu Du đã rít lên trong tuyệt vọng và chết ngay sau đó. Ngay cả trước khi qua đời, ông đã hoàn toàn bị hủy hoại bởi tâm tật đố. Trước khi chết, ông đã than rằng, “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?!”

Thật sự là việc Chu Du không chịu ở vị trí thứ hai và khăng khăng bằng mọi giá luôn muốn mình đứng đầu cho thấy chấp trước nặng nề vào kiêu căng và tật đố của ông với tài năng của Gia Cát Lượng.

Tâm tật đố giống như một con dao có tẩm độc ở cả hai đầu. Nó làm hại đến người khác và cả người cầm dao. Khi một người phát triển tâm tật đố với người khác, họ sẽ bị ám ảnh bởi sự ghen tỵ của mình. Vì tật đố đến mực ngoan cố, Chu Du  đã phải kết liễu cuộc sống của chính mình.

Theo các chuyên gia y tế hiện đại, ghen tỵ có thể gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến tim. Trong văn hóa phương Tây, ý nghĩa đạo đức trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết là ganh tỵ tật đố khiến người ta trở nên độc ác, và sẽ đưa đến một kết cục bi thảm. 

Lịch sử đã dạy chúng ta rằng những người bị điều khiển bởi sự ghen tỵ xấu xa để làm hại những người khác khá giống với việc tự dùng súng bắn lên chân của chính mình. 

Còn trong cuộc sống hiện hiện đại, sự đố kỵ tạo nên cảm giác bực bội, khó chịu khi người khác giỏi hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn mình… nó có thể xảy ra với tất cả mọi người.

Ghen tị, đố kỵ với người khác, thực ra là một cách để hại chính mình. Vì sao? Vì ngày ngày trong lòng cứ nhức nhối, khó chịu khi nhìn thấy người ta. 

Chính mình gây tổn thương cho mình. Vậy thì tại sao phải sống khổ sở đến vậy?. Chi bằng tự mình thay đổi, tạo những cơ hội mới cho chính mình.

Những ai muốn đề cao tâm tính của mình nên cảm thấy thực sự hạnh phúc cho những cố gắng, tài năng, vận may và chấp nhận sự thành công của người khác với một trái tim khoáng đãng bao la.

Giải phóng bản thân khỏi sự đố kỵ, so sánh với người khác giúp chúng ta thoát khỏi những ham muốn phi thực tế và phi hiệu quả. Bạn có thể nhìn được tiến bộ của bản thân cũng như các lĩnh vực mình cần hoàn thiện, đồng thời đánh giá đúng mức thành tựu của mình thay vì cứ phải đi so sánh với người khác.

Việc thoát khỏi thói ghen ghét không chỉ giúp bạn tập trung vào chỉ những điều quan trọng, nó còn giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguồn: Chanhkien.org

Sơn Hà