Thuyết âm dương ngũ hành là nền tảng của cả Đạo gia và Nho gia, cho rằng thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ có mối quan hệ đối ứng. Nếu con người hành xử thuận theo lẽ Trời, thuận theo tự nhiên thì sẽ mạnh khỏe trường thọ, nếu trái lại thì sẽ dễ mắc bệnh, đoản thọ
5 quan hệ giữa Ngũ hành, Ngũ tạng và Ngũ đức
Theo quan niệm truyền thống, con người là một phần của tự nhiên vũ trụ, Thiên – Nhân hợp nhất. Đạo gia cho rằng con người là một tiểu vũ trụ, vũ trụ như thế nào thì con người cũng như thế ấy. Nho gia cho rằng Thiên – Nhân cảm ứng, thế giới tự nhiên bên ngoài thế nào thì phản ánh cảm ứng lên con người tương ứng. Khi con người sống hài hòa với tự nhiên, thuận theo quy luật tự nhiên vũ trụ thì sẽ đạt được trạng thái tốt nhất về thể chất và thăng hoa tinh thần, bởi vì “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Quan hệ giữa Ngũ đức (còn gọi là Ngũ thường), Ngũ hành và Ngũ tạng như sau:
Nhân – Mộc – Can Nghĩa – Kim – Phế Lễ – Hỏa – Tâm Trí – Thủy – Thận Tín – Thổ – Tì
Ngũ Hành tương sinh tương khắc theo sơ đồ sau:
Ngũ Hành tương sinh tương khắc.
Nhân đối ứng với Mộc và Can: Nhân đức dưỡng can
Nhân đối ứng với tạng Can, hành Mộc và mùa Xuân. Can (gan) lại khai khiếu ở mắt. Thế nên người giàu lòng nhân ái có thể dễ dàng quan sát được: hiền lành, thiện lương, khoan dung, nhẫn nại, yêu thương mọi vật, từ ánh mắt là có thể thấy sự thiện lương. Trái lại người thiếu lòng nhân, hiếu sát, nóng giận, thường có vấn đề về gan và giảm thọ. Người xưa nói: “Người nhân đức thì khỏe mạnh trường thọ” chính là như thế.
Nghĩa đối ứng với Kim và Phế: Nghĩa dưỡng phế
Nghĩa đối ứng với tạng Phế, hành Kim và mùa Thu. Như vậy người có Nghĩa tức là có Kim đức, là gốc rễ của một lá phổi khỏe mạnh. Ngược lại, nếu một người mà Phế (phổi, hệ thống hô hấp) yếu thì cũng thiếu Nghĩa (nghĩa khí). Còn người quá khích hung dữ thì bất nghĩa, cũng dễ mắc bệnh về Phế, tức phổi và hệ thống hô hấp.
Lễ đối ứng với Hỏa và Tâm: Lễ dưỡng tâm
Lễ đối ứng với tạng Tâm, hành Hỏa và mùa Hạ. Sách “Thượng Thư” viết: “Hỏa nóng, hướng lên”, đại biểu cho tính tích cực, hướng lên trên, sáng tỏ và tiến bộ. Thế nên con người hay quốc gia có tiến bộ hay không thì lễ mạo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá. Người giữ lễ biết ước thúc bản thân, không phóng túng, ít ham muốn. . Sách “Hoàng Đế nội kinh” cho rằng, Tâm là vua của cơ thể, vua sáng thì mọi cơ quan trong cơ thể đều an định, vua không sáng thì mọi cơ quan trong cơ thể đều nguy.
Trí đối ứng với Thủy và Thận: Trí dưỡng Thận
Trí đối ứng với tạng Thận, hành Thủy và mùa Đông. Một người muốn có trí tuệ thì trước hết phải tu dưỡng đức tính khiêm tốn, tức là có thể tiếp nhận được những ý kiến của người khác. Có thể tiếp nhận ý kiến của người khác thì tức là “kiêm thính tắc minh”. Người có trí tuệ biểu hiện ôn hòa, điềm đạm, bình tĩnh, khiêm nhường, biểu hiện ở thân thể là thận khí dồi dào. Trái lại người thận khí thiếu thì hay cáu gắt, lo lắng bất an, biểu hiện của cơ thể như đau lưng, mỏi chân, hoa mắt, chán ăn, tinh thần chán nản.
Tín đối ứng với Thổ và Tỳ: Tỳ dưỡng Tín
Tín đối ứng với tạng Tỳ, hành Thổ và cuối 4 mùa. Người thành tín thường suy nghĩ đơn giản, không tính toán thiệt hơn, nói lời giữ lời, biểu hiện ở cơ thể là tỳ, vị, hệ tiêu hóa tốt. Người thiếu thành tín thì hay đa nghi, hay oán trách, thường tìm cách biện hộ cho sai trái lỗi lầm của mình và đùn đẩy trách nhiệm, biểu hiện trên cơ thể là tỳ khí hư, thường có vấn đề về dạ dày, hệ tiêu hóa. Con người làm việc cũng vậy mà làm người cũng vậy đều phải giữ chữ tín thì mới tồn tại được. Người mà không có chữ tín thì không thể có chỗ đứng trong xã hội. Trạng thái của thân thể cũng là như vậy. Một người nếu đặc biệt thành tín, thật thà thì sức mạnh hành động của họ cũng rất cường đại, trong lòng không so đo nên dạ dày, hệ tiêu hóa của họ là hết sức tốt. Trái lại, người thường so đo nhiều thì lòng dạ, hệ tiêu hóa sẽ không tốt.
Tuệ An