Trẻ 3 tháng táo bón là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng của con mình. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Biện pháp cải thiện tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây có thể giúp các mẹ hiểu rõ hơn
- Dấu hiệu nhận biết trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ 3 tháng táo bón là tình trạng không hiếm gặp ở các gia đình
Trong thời gian đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang non nớt và chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, bé rất dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa và bị táo bón. Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết bé nhà mình có đang bị táo bón hay không.
Thời gian đi ngoài thưa hơn: Tùy từng bé sẽ có số lần đi ngoài trong ngày khác nhau. Có bé đi 2-3 lần/ngày, có bé đi 4-5 lần/ngày, thậm chí có bé đi từ 7-8 lần/ngày nếu chỉ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu như một ngày mà số lần đi tiêu ít hơn so thường ngày thì mẹ nên đặc biệt lưu ý.
Bé thấy đau, khó chịu khi đi ngoài: Trong thời gian bị táo bón, phân sẽ bị ứ đọng, mất nước và trở nên cứng hơn. Khi đó, việc đào thải phân sẽ gặp phải khó khăn hơn thậm chí gây đau cho bé. Đây là triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận thấy.
Tình trạng phân bất thường: Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn, phân sẽ có màu vàng hơi xanh và khá lỏng. Do vậy, nếu như thấy tình trạng phân bất thường như có màu sắc sậm, phân vón cục… Thì mẹ nên lưu ý tới khả năng bị táo bón ở con.
Bụng cứng, chướng bụng: Khi bị táo bón, phân bị ứ đọng trong đường ruột. Điều này dẫn tới bụng bé bị cứng lại, bé cảm thấy khó tiêu, chướng bụng và rất khó chịu.
Bé bú ít hơn so với mọi khi: Không đào thải được phân ra ngoài, bé sẽ có cảm giác nó do phân vẫn ở trong ruột. Chính điều này dẫn tới việc bé không muốn bú, bú ít hơn so với thường ngày.
- Nguyên nhân khiến bé 3 tháng táo bón
2.1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh hàng đầu, cũng như táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi. Điều này khá dễ hiểu vì trong thời gian này, thức ăn chính của bé chính là sữa mẹ. Nếu như dinh dưỡng của mẹ không phù hợp rất có thể sẽ gây tình trạng táo bón ở trẻ.
Một số nguyên nhân cụ thể có thể kế đến như dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu lợi khuẩn… Hoặc do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường… Từ đó khiến chất lượng sữa của mẹ cũng thiếu các dưỡng chất phù hợp. Điều này dẫn tới việc trẻ 3 tháng táo bón.
2.2. Lượng nước trong cơ thể bé không đủ
Lượng nước trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa và đào thải phân. Khi cơ thể bị thiếu nước, phân sẽ trở nên bị vón, cứng lại. Điều này dẫn tới việc đào thải phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn và gây ra táo bón.
Đối với trẻ trong độ 3 tháng tuổi, lượng nước trong cơ thể chủ yếu vẫn tới từ sữa mẹ. Do vậy, khi bé ít bú hoặc bú không đủ thì hàm lượng nước mà cơ thể cần cũng sẽ không được đáp ứng đủ. Chính lẽ đó khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn và dễ gây ra táo bón hơn.
Do vậy, mẹ phải thật chú ý tới tần suất bú cũng như lượng sữa bé bú trong mỗi bữa.
2.3. Trẻ 3 tháng táo bón do sữa công thức
Đối với trẻ trong độ 0 – 6 tháng tuổi, nên cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bắt buộc, trẻ phải ăn thêm sữa công thức bên ngoài. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới việc trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón.
Các loại sữa công thức mặc dù vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng. Nhưng, các loại sữa này lại rất giàu năng lượng và dễ gây nóng trong. Ngoài ra, đối với một số bé không hợp sữa hoàn toàn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Từ đó dẫn tới việc bị hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, dẫn tới tình trạng táo bón.
2.4. Một số vấn đề sức khỏe
Bên cạnh những nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng táo bón kể trên. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra táo bón ở trẻ.
Ốm, sốt, cảm: Trong quãng thời gian này, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước hơn. Đồng thời các cơ quan tiêu hóa, thải độc cũng sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Điều này hoàn toàn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ 3 tháng.
Táo bón do bệnh lý: Nếu như bé đang trong tình trạng gặp phải một số tình trạng bệnh lý như: bệnh đại tràng, hẹp hậu môn, rối loạn nhu động ruột… Thâm chí một số căn bệnh nặng hơn như: suy tuyến giáp, suy thận… Bé cũng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón.
- Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Khi xác định được nguyên nhân trẻ 3 tháng táo bón, mẹ nên có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, tránh để vấn đề táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển, thể trạng và tinh thần của trẻ.
3.1. Mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân
Việc đầu tiên để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống của mình. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ khiến sữa đảm bảo dinh dưỡng, đủ chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Đây là một trong những cách cải thiện táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả nhất.
Thực đơn của mẹ cần đảm bảo đầy đủ chất xơ, rau củ quả… Nếu thiếu mẹ có thể bổ sung rau vào bữa ăn hoặc sử dụng thêm nước ép trái cây. Nếu cần, mẹ có thể dùng thêm một số thực phẩm nhuận tràng như: khoai lang, chuối, rau mồng tơi… Tiếp đến, mẹ nên ăn các đồ giàu lợi khuẩn kích thích tiêu hóa như sữa chua, bơ lên men…
Bên cạnh các thực phẩm mà mẹ nên ăn, mẹ cũng cần hạn chế một số đồ ăn không tốt cho tiêu hóa như: đồ dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường… Đây đều là những loại thực phẩm có nguy cơ gây táo bón cao.
3.2. Cung cấp đủ lượng sữa mẹ cần thiết cho bé
Như đã nói ở trên, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và lượng nước cho cơ thể đối với bé 3 tháng tuổi. Chính bởi vậy, trong quãng thời gian bé bị táo bón, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cần thiết, thậm chí là tăng cữ bú để bổ sung nước. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, phân mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn.
Lưu ý là trong thời gian này chỉ nên bổ sung nước bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tránh cho bé sử dụng nước ép hoa quả để cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng táo bón. Hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn non nớt, chỉ quen với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu cho bé ăn nước hoa quả, bé rất có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
3.3. Lưu ý về thành phần và cách pha sữa công thức
Đối với các bé cần dùng sữa công thức, mẹ nên chú ý tới thành phần trước khi cho bé sử dụng. Mẹ nên chọn lựa sữa có thành phần dễ tiêu như: đạm Whey, chất xơ hòa tan (FOS)… Tốt nhất là chọn mua các loại sữa non công thức, đây là những loại sữa được sản xuất gần giống với sữa mẹ nhất. Bé sẽ dễ dàng sử dụng, hấp thu dưỡng chất cũng như tránh được táo bón.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên pha sữa theo đúng công thức tỷ lệ trên bao bì. Tránh việc pha sữa quá đặc sẽ khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng, gây nóng trong vào táo bón. Trong khi pha sữa quá loãng sẽ không đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể của trẻ.
3.4. Giúp trẻ vận động nhẹ nhàng
Một trong những cách cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng táo bón đó là cho bé vận động nhẹ nhàng. Những bài tập vận động sẽ giúp cơ thể và tình thần thoải mái hơn. Đồng thời những vận động này còn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp bé đi ngoài dễ dàng.
Hai bài tập tốt cho sự phát triển, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mẹ có thể tham khảo.
Bài tập đạp xe: Mẹ cho bé nằm ngửa, dùng tay năm lấy 2 chân nâng từng chân lên rồi hạ xuống giống như đang đạp xe. Đây là bài tập giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt nhất.
Bài tập lật người: Mẹ cho bé nằm sấp, cố động viên và giúp bé có thể lật người lại. Bài tập này sẽ giúp cho trẻ nhanh biết lẫy, đồng thời cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.
3.5. Massage bụng cho bé 3 tháng táo bón
Khi bé đang bị táo bón, chắc chắn bé sẽ cảm thấy những khó chịu, đau đớn ở bụng. Lúc này, mẹ có thể áp dụng biện pháp massage bụng để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, đây cũng là cách kích thích ruột co bóp và hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp cho vấn đề táo bón ở trẻ được cải thiện tốt nhất.
Có nhiều bài massage bụng khác nhau. Tuy nhiên, đối với trẻ 3 tháng thì mẹ có thể áp dụng bài massage bụng sau đây.
Cho bé nằm trong phòng kín gió, để bé nằm ngửa.
Đặt 2 – 3 ngón tay ở trên bụng, cách rốn bé khoảng 3cm.
Ấn nhẹ và xoay vòng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ.
Thực hiện khoảng 5 – 10 phút với tần suất 1 lần/ngày.
3.6. Sử dụng các sản phẩm bổ trợ
Một trong những cách nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng táo bón nhất đó chính sử dụng các sản phẩm bổ trợ. Những sản phẩm này được nghiên cứu và bào chế giúp đem lại hiệu quả nhanh và tốt nhất.
Một trong những sản phẩm cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ đó chính là Forikid TW3. Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược như: Thục địa, Thạch hộc, Táo chua… Nhờ vậy, hiệu quả của sản phẩm phát huy một cách tối đa mà lại rất an toàn cho bé khi sử dụng.
Cách sử dụng của Forikid TW3 cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé sử dụng ngày 2 lần với liều lượng theo lứa tuổi. Với vị ngọt dịu, hương thơm tự nhiên, trẻ sẽ dễ dàng sử dụng hơn.
3.7. Một số mẹo trị táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi khác
Ngoài những cách đã nên ở trên. Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện vấn đề táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo:
Cho bé ngâm nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cho bé cảm thấy dễ chịu, hết đau do hậu môn mang lại. Đồng thời, nước ấm cũng sẽ giúp làm mềm cơ vòng hậu môn ở trẻ. Từ đó giúp phân dễ đào thải ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón.
Dùng cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Mẹ lấy một cọng mồng tơi non, tước vỏ bên ngoài rồi dùng cọng đó ngoáy vào hậu môn của bé khoảng 2cm. Chất nhớt của cọng rau mồng tời sẽ kích thích và giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Dùng mật ong bôi trơn hậu môn: Tương tự như cách dùng cọng rau mồng tơi, mật ong cũng là cách bôi trơn hậu môn, giúp bé đi ngoài dễ hơn. Mẹ chỉ cần lấy mật ong bôi ở phía ngoài và một chút ở hậu môn của bé là được.
- Khi nào cần đưa bé đi khám?
Mặc dù táo bón là một vấn đề khá phổ biến ngay cả ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể mẹ vẫn nên lưu ý và đưa bé đi khám kịp thời.
Khi trẻ 3 tháng táo bón trong thời gian dài: Nếu như bé bị táo bón trong thời gian dài, dù đã thay đổi chế độ ăn của mẹ, áp dụng các phương pháp… mà không cải thiện. Mẹ nên đưa bé đi khám ngay, tránh để ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ngoài táo bón trẻ còn có biểu hiện khác: Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, đau đớn… Mẹ cần chú ý và đưa trẻ tới các cơ sở y tế kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu sức khỏe của bé suy giảm và có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón là do bệnh lý: Đây là trường hợp mà mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Những bệnh lý không chỉ gây ra táo bón, tiêu hóa kém mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển, sức khỏe của bé.
- Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng táo bón
Trong khoảng thời gian con bị táo bón, mẹ cũng nên lưu ý trong vấn đề chăm sóc để bé nhanh khỏi và hồi phục tốt nhất.
Không lạm dụng men vi sinh: Men vi sinh là chế phẩm giúp bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên không nên lạm dụng men vi sinh nhiều vì cơ thể bé sẽ dễ bị phụ thuộc và giảm khả năng sản sinh ra các lợi khuẩn tự nhiên.
Hạn chế dùng biện pháp thụt: Đối với trẻ 3 tháng tuổi, không nên áp dụng phương pháp này. Thụt có thể tổn thương thành hậu môn, chảy máu hậu môn, mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên…
Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng: Tuyệt đối hạn chế việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào đối với trẻ.
Với bài viết trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức và biện phải cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng táo bón. Từ đó, giúp bé nhà mình phát triển đều đặn, cao lớn và khỏe mạnh.
Tuệ An