Nguồn ảnh: SOH

Văn Hóa

Thanh bạch như nước, chính khí vô song là phương thuốc ngàn vàng chữa khỏi bách bệnh

By Lan Hòa

July 05, 2021

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, trạng thái cao nhất của dưỡng sinh chính là tu dưỡng đạo đức, nếu đạo đức được hoàn thiện và nâng cao thì không gặp nguy hiểm, bách bệnh không thể xâm nhập. Trên thực tế, đạo đức không chỉ là một lý niệm tinh thần hay tiêu chuẩn tu dưỡng của con người, đó cũng là một khái niệm khoa học liên quan đến sức khỏe.

Thanh bạch như nước là phương thuốc ngàn vàng

Chuyện kể rằng, vào thời cổ đại, có một đầu bếp trong cung sau khi cáo lão hồi hương, ông trở về quê hương xây một khi nhà lớn, mở một quán rượu ở cổng khu nhà, ban đầu vốn là để an vui tuổi già, kết quả là người qua lại vô cùng tấp nập.

Về sau, vùng huyện phủ nơi thị trấn nhỏ này đã xảy ra một trận ôn dịch lớn, nơi đây chỉ cách kinh thành mấy trăm dặn, triều đình đã phái ngự y đến để chữa trị, nhưng sau một thời gian vẫn không thể tìm ra căn nguyên thực sự của bệnh, sau bao nhiêu nỗ lực thử thuốc đều không tìm thấy phương thức chữa trị hiệu quả.

Trước tình hình dịch bệnh lan tràn khiến người dân lần lượt qua đời, chứng kiến cảnh tượng đó mọi người đều vô cùng sợ hãi. Ông đầu bếp cũng vội đóng cửa quán rượu, không muốn câu thông với thế giới bên ngoài, cả ngày chỉ biết trốn trong nhà. Mặc dù ông đã phong tỏa ngôi nhà nhưng dịch bệnh vẫn xuyên qua tường đồng vách sắt mà lây sang ông, sức khỏe ông dần suy yếu, chân tay thường hay run rẩy, hoa mắt chóng mặt, thậm chí nôn ra máu.

Một ngày nọ, người đầu bếp cảm thấy sức khỏe của mình trở nên xấu tệ hơn, e rằng không còn sống được bao lâu nữa, đứng trên lầu cao nhìn những ngôi nhà dân gần xa, khắp trong ngoài thành. Những phố chợ xưa kia sầm uất náo nhiệt nay hoang vắng, lạnh lẽo, thưa thớt dáng người.

Những người vô gia cư thân mang trọng bệnh, vừa đi được mấy bước đã ngã gục xuống đường và qua đời. Ông nhìn thấy cảnh tượng thê lương đó mà trong lòng trào dâng nỗi buồn thương xót muôn phần, ông thở dài mà nước mắt tuôn rơi cho kiếp nhân sinh vô thường: “Than ôi, công danh còn đâu?!”

Ông nghĩ về thân mình một đời làm đầu bếp cung đình, nổi danh khắp thiên hạ, nhưng cũng khó thoát khỏi dịch bệnh. Họa phúc trong chốc lát, nào ai có giữ được? Ông nghĩ: “Dù sao ta cũng khó qua khỏi, vàng bạc, lương thực, quần áo đầy kho để làm gì? Chi bằng bố thí cho những gia đình nghèo khó bần hàn kia, để họ được bữa ăn no mặc ấm, cũng để không uổng một kiếp người, để những người không may mắc bệnh mà lìa đời còn mặt mũi mà đi gặp tổ tông…”.

Chính niệm một khi đã xuất ra, nỗi sợ hãi, thê lương và khiếp đảm trong tâm ông hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, một luồng chính khí cuồn cuộn ngập tràn trong tâm, bất chợt ông cảm thấy thân thể tràn trề sức sống và năng lượng. Ngay sau đó, ông quyết định mở cửa quán rượu, dặn dò những người làm hàng ngày hầm cháo nấu canh bố thí cho những người nghèo, cũng căn dặn người hầu mang quần áo trong kho đem cho những người quần áo rách rưới.

Còn những thi thể lạnh lẽo không mảnh chiếu đắp thân, ông cũng cho người đem đi chôn cất cẩn thận. Rất nhiều gia đình giàu có thấy ông làm vậy cũng lần lượt làm theo. Họ nghĩ: “Dù sao cũng cùng chết, thì chết sao cho có giá trị, có ý nghĩa một chút”.

Dần dần, nỗi sợ ôn dịch trong lòng mọi người cũng từ từ tan biến. Đường phố chợ ảm đạm ngày nào cũng dần dần có sinh khí trở lại.

Sau đó, khắp đường lớn ngõ nhỏ tràn ngập tình người, chan chứa những sự quan tâm, an ủi chân thành, cả thành phố đầy những lời nói nhẹ nhàng ôn tồn, không còn ẩu đả, kẻ cậy quyền cũng đã biến mất, và ngay cả kỹ nữ cũng trở nên tự trọng. Một tháng sau, ông đầu bếp ngạc nhiên phát hiện, sức khoẻ của ông hồi phục từ khi nào, khí sắc cũng hồng hào hơn.

Một ngày nọ, trong giấc mơ ông mơ thấy một Đạo nhân cưỡi tiên hạc bay về phía ông, bay đến bên cạnh ông và ngâm nga rằng: “Thiện đức lớn hoá thành phương thuốc ngàn vàng, cứu thế nhân nào cần chi thuốc thảo dược? Công huyền diệu ngoài trời xa luyện thành kim đan, cảm phục đức hạnh đến cứu giúp tai ương”.

Trong giấc mơ đó, ông chắp hai tay tiếp nhận tiên đan, rồi sau đó giật mình bừng tỉnh. Đột nhiên thấy trong tay thật sự có một hộp thuốc tiên, ông không kiềm chế được niềm hân hoan tột độ liền quay về hướng người đạo sĩ bay đến mà bái lạy. Ngày hôm sau, theo chỉ dẫn trong hộp đan, người đầu bếp đã bỏ một phần thuốc vào mấy cái nồi lớn nấu lên, rồi đem phân phát cho các bệnh nhân trong và ngoài vùng, hiệu quả thực sự thần kỳ, bệnh nhân hồi phục ngay lập tức.

Người đầu bếp lại đích thân mang đan dược đến hoàng cung ở kinh thành nơi dịch bệnh hoành hành suốt mấy tháng, nhờ đức hạnh và thiện tâm của ông, mọi việc đã được giải quyết triệt để. Sau khi nghe lai lịch của thuốc tiên, nhà vua đã tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ, ở một mình trong căn tĩnh thất, sám hối về những việc đã làm, sau đó tập trung tinh thần, với lòng thành kính và tôn trọng viết một bức đại tự có mấy chữ: “Thiên Kim Lương Phương—Đức” nghĩa là: “Đức – Phương thuốc ngàn vàng”.

Đức hạnh của Trương Cúc Nhân giống như bức đề chữ “Thanh bạch như thủy” của hoàng đế, đã làm cảm động người dân cả vùng, làm cảm động cả hoàng đế và các vương công quý tộc. Nghĩa cử cứu người cao đẹp và tấm lòng thiện lương thanh khiết như nước trong của ông đầu bếp trong thời khắc nguy nan đã nhận được sự giúp đỡ của Thần Phật, đã cứu vớt được dân chúng cả vùng.

 

Nguồn: Zhengjian

Lan Hòa biên tập

 

Bài viết liên quan:

Vì sao cổ nhân nói: “Trong nhà có người vợ hiền, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức”.

Cuộc đời này, sống đơn giản bao nhiêu sẽ hạnh phúc bấy nhiêu

Một chữ “Đức”, không ngờ lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và thiên cơ to lớn như vậy