Ảnh; theo NTD.com

Cuộc Sống 4 Phương

Thành Pompeii diệt vong: Nhìn lại thế giới chúng ta hình như đang có sự lặp lại tường đồng

By Đăng Dũng

July 13, 2021

Câu chuyện về sự biến mất chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc, ngập tràn tội ác của Pompeii khiến người nghe không khỏi bàng hoàng, sửng sốt. Nhưng đáng sợ hơn, thế giới mà chúng ta đang sống dường như là tấm gương phản chiếu của Pompeii ngày nào, nơi tửu sắc ngập tràn, nơi tội ác dễ dàng được đồng tình vì lợi ích, nơi chính Thần bị hủy hoại và phỉ báng, nơi quỷ Satan được tôn thờ…

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Italia vào thời ấy. Đây là một thành phố cảng xinh đẹp tràn đầy ánh mặt trời và khí hậu dễ chịu, là nơi giao thương giữa La Mã và Hy Lạp, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Thành được xây dựng tráng lệ với tường thành và những con đường bằng đá. Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm… Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Phóng túng, tàn ác khi đánh mất niềm tin vào Thần, phớt lờ Nhân – Quả

Cuộc sống sa đọa của cư dân thành Pompeii được thể hiện qua các loại bức bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi trên các bức tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ… Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau dành cho giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc, phóng túng dâm dục.

Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Phần quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao thương mậu dịch với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là nô lệ. Trong các gia đình giàu có, người nô lệ phải lao động cực nhọc.

Tàn ác hơn tất cả, nô lệ còn bị mang ra đấu trường để tỉ thí với những con thú hoang dã, hung tợn. Người ta chứng kiến những người nô lệ bị thú dữ cắn xé thân xác mà phấn khích tột cùng, hò hét và vui mừng thưởng thức. Trong các “cuộc đấu” ấy là tiếng hú ghê rợn của thú vật và tiếng khóc thảm thiết của người nô lệ. Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể chứa đựng 12.000 người, mà lúc ấy tính cả nô lệ thì dân số Pompeii mới chỉ có 20.000 người.

Và rồi cái gì đến nó sẽ phải đến: buổi trưa ngày 24 tháng 08 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích… Các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii đã từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius, nhưng thật không may, thảm kịch đã xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét.

Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã làm nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn. Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Và rồi cái gì đến nó sẽ phải đến: buổi trưa ngày 24 tháng 08 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích… Các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii đã từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius, nhưng thật không may, thảm kịch đã xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét.

Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã làm nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn. Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

“Phải chăng một xã hội dâm loạn, bại hoại đạo đức tất yếu sẽ đi đến diệt vong?”

Sự biến mất của Pompeii đã khiến nhiều người suy ngẫm rằng: Phải chăng một xã hội dâm loạn, bại hoại đạo đức tất yếu sẽ đi đến diệt vong?”

Sự hủy diệt chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc Pompeii chỉ là một hiện tượng trong rất nhiều hiện tượng các nền văn minh cổ đại đã bị xóa sổ sau một thời kỳ phát triển một cách thác loạn của văn minh loài người. Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, La Mã cổ đại… đã sớm bị diệt vong cũng vì một trong những nguyên nhân chính là dâm loạn, suy đồi đạo đức.

“Hãy tận hưởng cuộc sống này đi, ngày mai khó mà đoán trước – câu này được khắc vào cốc uống nước bằng bạc tìm thấy được ở thành cổ Pompeii, nghĩa là người dân Pompeii thời đó chỉ nhìn trước mắt, phóng túng không tính đến hậu quả, khiến người ta không ngừng sa đọa, xuống dốc nghiêm trọng về đạo đức đến mức như vậy. Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii cũng là nguyên nhân khiến nhiều nền văn minh bị diệt vong chính là có quan hệ đến sự bại hoại về đạo đức.

Chẳng tội ác nào Pompeii có lại thiếu vắng trong thế giới mà chúng ta đang sống

Lịch sử là khoa học chính xác, nó cần phải chính xác bởi chỉ soi vào sự chính xác của lịch sử, con người mới hiểu ra ý nghĩa thực sự của nhân sinh và mới có hy vọng không lặp lại các sai lầm của lịch sử. Nhưng đáng tiếc thay, lịch sử luôn dễ dàng bị những kẻ ác làm cho méo mó để phục vụ cho mục tiêu đê hèn của chúng, lịch sử cũng luôn dễ dàng bị người đời lãng quên vì không muốn ước chế bản thân mình như lịch sử đã răn dạy, mà chỉ muốn phóng túng dục vọng ích kỷ và tham lam… cho tới khi bị hủy diệt.

Ngoái đầu nhìn lại Pompeii, Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, La Mã cổ đại… có thể chúng ta sẽ kinh hoàng nhận ra: chẳng tội ác nào của thành Pompeii lại thiếu vắng trong thế giới mà chúng ta đang sống (!)

Thế giới mà chúng ta đang sống: nơi ngập tràn sắc dục

Cũng giống như Pompeii, chúng ta giàu có và phồn hoa đến mức chúng ta chỉ cố gắng tìm cách thỏa mãn dục vọng ngày một vô độ của mình. Con người ngày nay không chỉ cổ súy giải phóng tình dục, tức là khuyến khích hưởng thụ tình dục theo bản năng bất chấp luân lý, đạo đức, mà còn hợp thức hóa ngành công nghiệp tình dục, nơi con người bị coi như hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu bại hoại của kẻ có tiền…

Còn hơn cả Pompeii, hình ảnh trai gái hở hang, trần trụi, các tư thế làm tình, khơi gợi dục vọng xuất hiện khắp mọi nơi, trên quảng trường, trên tivi, trên báo chí… Chỉ cần có thể nhìn thấy và mở mắt ra thì tất cả hình ảnh, âm thanh của sắc dục sẽ đập vào mắt hàng ngày. Khi sắc dục ngập tràn, các cô gái điếm cao cấp còn được ca ngợi, cổ vũ, theo dõi và hâm mộ hơn bất cứ một nhà khoa học nào. Sự hở hang, thô thiển được ca ngợi là “táo bạo”. Các diễn viên, ca sỹ thần tượng của giới trẻ còn mặc áo có in hình các nhân vật cổ tích được vẽ trong tư thế khiêu dâm… Họ được báo chí đưa tin và ca ngợi khiến giới trẻ bị bạo hành về tư tưởng và trở nên phóng túng về sắc dục giống như thần tượng của họ…

Còn hơn cả Pompeii, thời hình ảnh sắc dục chỉ trong tranh vẽ và ngôn từ, ngày nay, hình ảnh sắc dục ngập tràn sống sượng bằng mọi phương tiện, từ hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh tới văn học mô tả trần trụi dục vọng của con người… Những thứ đó còn được coi là nghệ thuật…

Thế giới mà chúng ta đang sống: nơi chính Thần bị phỉ báng, nơi quỷ Satan được tôn thờ 

Người dân ở thời đại Pompeii đáng thương hơn chúng ta, họ sống ở cái thời mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Jehovah, Đức Chúa Giêsu, Thánh Mohamed chưa tại thế để cứu độ chúng sinh, để giúp chúng sinh duy trì chuẩn mực đạo đức cao thượng nhằm tránh bị hủy diệt… Người dân Pompeii thời ấy chưa từng được chứng kiến điều tốt đẹp đến thế, họ chưa nhận được giáo huấn đáng giá từ lịch sử…

Chúng ta thì khác, lịch sử nhân loại bi thương nhưng tràn đầy nhân văn đã dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải tôn kính chính Thần, lắng nghe lời dạy của các Ngài về pháp lý của vũ trụ này, tuân theo pháp lý ấy để làm người tốt, để ước chế dục vọng, tránh xa ma quỷ, tiến tới thịnh vượng bền vững, thăng hoa trí tuệ, nhân phẩm của con người…

Khi chúng ta công khai hoặc cho phép con người công khai phụng thờ quỷ Satan [giáo phái thờ Quỷ Satan thành lập những năm 60 của thế kỷ 20 tại Mỹ, có nhà thờ, kinh sách…] và thờ phụng những kẻ rao giảng thuyết vô thần, khi đó chúng ta đã ngàn lần nguy hiểm hơn Pompeii rất nhiều, chúng ta còn tệ hại hơn họ bởi chúng ta xa đọa vì chúng ta vội vã quên đi các bài học giáo huấn của lịch sử, trong đó có bài học từ chính xương máu của Pompeii…

Lịch sử đã lưu lại nhiều bài học giáo huấn chính diện để cảnh tỉnh con người, ví như đế quốc La Mã đàn áp Thiên Chúa giáo nhưng cuối cùng phải chịu cảnh diệt vong, thành Pompeii hoang dâm sa đọa bị nhấn chìm dưới lớp nham thạch phun trào,… Dòng sông lịch sử lâu dài với biết bao sự kiện kinh tâm động phách chính là một tấm gương lưu lại cho con người ngày nay, với một chân lý bất diệt: Tà mãi mãi không thể thắng chính! Cái ác có thể ngông cuồng trước mắt nhưng tương lai đối với những kẻ hành ác sẽ thực sự thảm khốc đáng sợ.

Trong thời khắc nguy nan này, trong sự đụng độ giao tranh chính tà này, mỗi một người trong chúng ta cần phải tỉnh táo phân biệt được chính – tà và đưa ra lựa chọn thiện lương cho chính bản thân mình. Đó mới chính là lối thoát dẫn hướng nhân loại bước tới một tương lai tươi sáng.

Đường Vân biên tập

Nguồn theo NTD.com