Khám Phá

Thế giới trong một hạt cát

By Đăng Dũng

April 29, 2021

Con mắt người có sự hạn chế về năng suất phân li, những vật quá nhỏ thì không nhìn thấy được; còn điều nhìn thấy được không phải lúc nào cũng là điều chân thực. Hạt cát là một ví dụ, với hầu hết mọi người nó cũng chẳng có gì đặc biệt. Nhưng dưới kính lúp nó lại mang một vẻ đẹp lấp lánh và trong suốt. Còn trong con mắt của bậc Giác Ngộ thì còn kì diệu hơn nữa, thế giới chúng ta đang sống chỉ như một hạt cát trong vũ trụ, còn một hạt cát trong thế giới chúng ta lại có chứa hàng nghìn thế giới vi quan khác.

Gary Greenberg – khoa học gia kiêm họa sĩ nói rằng cát có thể hiển thị các màu sắc, hình dạng và kết cấu khác nhau. Dùng một kính hiển vi 3D, ông đã chụp hình về thế giới vi mô tuyệt đẹp của cát và đưa vào trong cuốn sách mới của ông: “Một hạt cát”. Qua khảo sát Gary phân loại được một số dạng như sau:

Hạt cát Peridot

Peridot có màu xanh nhạt lá cây, có thể những hạt cát này tách ra từ khoáng vật Olivin, là một loại silicat chứa Mg và Fe hàm lượng cao. Peridot là một loại khoáng chất rất có giá trị trong dòng dung nham bazan chảy chậm của Hawaii. Do có mật độ cao, nó tách ra từ những hạt cát khác trong quá trình lắng đọng và tập hợp trên bãi biển với màu sáng xanh hơi ngả vàng. Cát dày đặc, Peridot cũng là bằng chứng của thời tiết và sự xói mòn. Cát có thể chịu đựng hàng triệu năm sóng biển.

Đây là một hạt cát sa mạc điển hình với đầy vết lõm và băng giá. Hạt này tiếp tục va chạm với các hạt cát khác. Màu lục của Peridot có thể nhìn thấy được trong bóng tối. Một số người cho rằng Peridot giúp cho các loại thuốc tăng thêm sức mạnh.

Hạt cát Epidote

Epidote là khoáng vật silicat, có nhiều trong đá macma, thạch anh, đá hoa và nhiều kháong vật khác. Có lẽ dưới nhiệt độ cao và áp lực trong lòng đất khiến Epidote tách khỏi những khoáng vật, trở thành những hạt cát sáng hoặc tối. Màu sắc của hạt Epidote không ổn định, có thể dễ dàng nhận ra giữa các loại hạt cát khác.

Hạt cát Epidote nhìn có nét giống với đá thạch anh, tuy nhiên chúng có rất nhiều màu khác nhau tùy theo cấu tạo hóa học của chúng, ngay trong cùng một hạt Epidote cũng có nhiều màu, chẳng hạn hạt màu hồng thì ở giữa lại là màu đỏ, hạt màu lục ở giữa có thể là màu xám, hạt mầu nâu có thể lẫn với màu đen.

Hạt từ ôxit sắt

Hạt cát có màu đỏ là từ sắt ôxit. Hạt cát được hình thành ở đây là kết quả của đá lửa bị vỡ vụn. Đá lửa được tạo ra từ dung nham nóng chảy đã đông đặc. Nhiều hạt cát có màu đỏ là do một lớp sắt mỏng kết tủa từ khí quyển.

Hạt cát từ xác sinh vật

Không phải tất cả các hạt cát đều bắt nguồn từ đá hay khoáng vật, một số chúng được hình thành từ xác sinh vật chết tạo nên rất nhiều loại cát có nhiều thành phần trên bãi biển nhiệt đới. Hạt cát ở hình bên dưới được hình thành từ các mảnh vụn của loài nhím biển nhỏ.

Hạt cát có vòng tròn màu trắng cho biết nơi mà nhím biển thường gắn bó. Hạt cát có màu xanh dương là do bề mặt đã bị bào mòn cùng với diện tích nhô ra đang bị xóa mất gần hết.

Còn hạt cát hình bên dưới trông giống như một ngôi sao trắng phồng lên được bao phủ bởi những viên ngọc trai nhỏ. Nhưng trên thực tế nó là một cái vỏ của “trùng lỗ” nguyên sinh. Loài sinh vật này sống trong các đại dương theo khảo sát đã tồn tại trong khoảng thời gian 4000 năm. Vỏ của nó có thành phần chính là canxi cacbonat, cacbon ở đây bắt nguồn từ không khí và nước.

Theo kết quả nghiên cứu, trùng lỗ đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu thông cacbon trong nước biển. Các tinh thể hình kim hình thành từ silicat là những chỗ lồi ra của bọt biển lại được sử dụng để hỗ trợ các mô mềm của sinh vật. Chúng có nhiều hình dạng rất phong phú, nhưng chớ tùy tiện chạm vào những tinh thể đó, vì chúng rất cứng và sắc nhọn, có thể cắt da cắt thịt con người chúng ta. Những tinh thể hình kim phát triển xung quanh trên đầu vỏ xoắn ốc, bao gồm chủ yếu là canxi cacbonat có thể dễ dàng bị vỡ vụn và ăn mòn.

Hạt cát này lại là vỏ của một con sâu, nó đã tìm được con đường của nó ở trong mảnh vỡ của một cái vỏ. Con sâu như thế này rất phổ biến trong hệ sinh thái biển cũng như trong đất.

Hạt cát từ vật thể nhân tạo

Các vật thể nhân tạo qua quá trình phân hủy cũng có thể trở thành cát.

Khi nắm những hạt cát trong tay, bạn có bao giờ nghĩ rằng mình đang cầm trong tay một thế giới đẹp đẽ hay chưa? Dưới kính lúp có độ phóng đại to một chút, có thể bạn sẽ khám phá một bức họa đẹp đang ẩn giấu bên trong.

Các hạt cát như là vật thừa thãi dưới chân bạn nhưng lại ẩn dấu các thiết kế tinh tế hơn nhiều so với những đồ vật nhân tạo xung quanh bạn. Sự hình thành của cát có lẽ cũng giống như một quá trình luân hồi, từ những vật thể lớn ban đầu lúc tách ra còn thô sơ, xù xì, rồi trải qua bao nhiêu lớp sóng mài mòn, va chạm cuối cùng nó mới trở thành những hạt cát đẹp đẽ.

Trong kinh sách ghi rằng Phật Thích Ca từng giảng: “Trong một hạt cát có 3000 đại thế giới”. Trong hạt cát thật sự có 3000 thế giới vi mô hay là cách nói ẩn dụ rằng: Con người trong luân hồi đằng đẵng, trải qua bao phen sóng cuốn, vùi dập, qua bao khổ đau vẫn từng bước hoàn thiện mình như hạt cát kia thì một ngày nào đó sẽ đạt được thành tựu lớn lao.

Qua nghiên cứu người ta nhận định rằng “Tam thiên đại thiên thế giới” chính là tương đương với một thiên hà. Trong một hạt cát lại có một thiên hà, điều này đứng trên cơ điểm khoa học thì khó mà lý giải. Nhưng đứng từ trên quan điểm Phật gia, mỗi thiên hà có tầng tầng lớp lớp không gian và ít nhất có một vị Phật Như Lai cai quản. Mỗi vị Phật khác nhau thì thế giới cũng khác nhau. Qua kinh sách, chúng ta chỉ biết thế giới Lưu Ly, thế giới Liên Hoa, thế giới Cực Lạc, thế giới Ta Bà,…

Trong một hạt cát, ở bề mặt ta chỉ thấy được nó long lanh rất đẹp, nhưng nếu như có thể vượt qua cấu tạo bề ngoài mà tiến vào bên trong nó có thể thật sự có một thế giới mỹ lệ, nếu không thì ít nhất nó cũng có một quá trình trải qua muôn vàn khó khăn mới hình thành được một hạt cát đẹp đẽ mà ta thấy được bây giờ.

 

Thông Lộ biên tập