Tin Tức

Thêm một vụ phóng tên lửa thất bại tại Trung Quốc

By Truong Phong

August 05, 2021

Ngày 3/8, tên lửa Hyperbola-1 đã bốc cháy tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Cam Túc, Trung Quốc). Đây là lần thứ 2 thất bại liên tiếp của công ty tư nhân Trung Quốc trong năm nay khi phóng tên lửa Hyperbola-1 vào quỹ đạo.

Hôm 4/8, Tân Hoa Xã đưa tin rằng vào lúc 15h39ph ngày 3/8, việc phóng tên lửa do tư nhân thực hiện đã thất bại, tên lửa Hyperbola-1 đã bốc cháy tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Theo Tân Hoa Xã, tên lửa bay bất thường và vệ tinh không đi vào quỹ đạo bình thường sau khi tách., chuyến bay thử nghiệm không đạt được mục đích mong đợi.”

Công ty Beijing Interstellar Glory Space Technology Ltd. (iSpace) đã đưa ra một thông báo trên Weibo chính thức của mình vào ngày 4/8, nói rằng chuyến bay thử nghiệm “không đạt được mục tiêu mong đợi” do sự cố của bộ phân tách bình thường và không gửi được vệ tinh vào quỹ đạo theo lịch trình SSO dài 500 km.

Đây là lần ra mắt thất bại thứ hai của Hyperbola-1 trong năm nay . Và là lần thứ 3 phóng tên lửa công ty tư nhân Trung Quốc iSpace. Trước đó, hôm ngày 1/2 Hyperbola-1 cũng đã được phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Sau khi phóng tên lửa này cũng bay bất thường và nhiệm vụ phóng đã thất bại. Lần thứ nhất được thực hiện vào tháng 7/2019.

Tên lửa Trường Chinh-3B mang theo vệ tinh viễn thông của Indonesia có tên là Palapa-N1, một vệ tinh viễn thông băng tần rộng. Hỏa tiễn này đã phát nổ chưa đầy 1 phút sau khi cất cánh. Nguồn: Sound of Hope.

Theo Sputnik Việt Nam, Hyperbola-1 là loại tên lửa đẩy dùng nhiên liệu rắn bốn kỳ, hiện là mẫu có trọng tải lớn nhất trong số các tên lửa đẩy do tư nhân chế tạo ở Trung Quốc. Đường kính tối đa của tên lửa là 1,4 mét, chiều dài 20,8 mét, có thể đưa khối trọng tải đến 260 kg lên quỹ đạo.

Không chỉ trong lĩnh vực tư nhân, hầu hết các đợt phóng tên lửa tại Trung Quốc đều thất bại trong những năm gần đây.

Tờ Epoch Time liệt kê 5 lần phóng tên lửa thất bại của Trung Quốc trong năm 2020 như sau:

Lần 1 là vào tháng 3/2020, Bắc Kinh đã thất bại khi phóng hỏa tiễn phiên bản mới của mình, hỏa tiễn Trường Chinh-7A, trong lần đầu tiên ra mắt.

Lần 2 vào tháng 4/2020, Bắc Kinh phóng hỏa tiễn Trường Chinh-3B mang theo vệ tinh viễn thông của Indonesia có tên là Palapa-N1, một vệ tinh viễn thông băng tần rộng. Hỏa tiễn này đã phát nổ chưa đầy 1 phút sau khi cất cánh.

Lần 3 vào tháng 5/2020, Bắc Kinh cho phóng hỏa tiễn Trường Chinh-5B cỡ lớn với khả năng chở theo 20 tấn hàng hóa. Sau đó, hỏa tiễn này đã rơi xuống Đại Tây Dương do gặp trục trặc, sau khi bay qua Los Angeles và Công viên Trung tâm New York.

Lần 4 vào tháng 6/2020, Bắc Kinh phải cho tạm dừng việc phóng vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu  trong một tuần, do các vấn đề kỹ thuật.

Lần 5 là vào tháng 7/2020, việc phóng tên lửa của Trung Quốc vấn tiếp tục thất bại, các nguyên nhân vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Theo Epoch Time, trong báo cáo đánh giá mối đe dọa không gian năm 2019, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong 4 quốc gia có nguy cơ lớn nhất đối với các hệ thống hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ. Tính đến thời điểm báo cáo Quốc gia này đã chi khoảng 11 tỷ USD  cho các chương trình không gian.

Nguồn Sound of Hope

Vũ Nam biên tập