Nhà sư Đông Hán – An Thế Cao đã dịch kinh Phật “Kinh Thập Bát Nê Lê”, trong đó từ “Nê Lê” trong tiếng Phạn dịch sang tiếng Trung Hoa là “địa ngục”. Cuốn sách này mô tả tình hình của 18 tầng địa ngục.
Theo cuốn sách, mười tám tầng địa ngục được kiểm soát bởi vua Diêm La, và mỗi tầng địa ngục có một thẩm phán. Các “tầng” của 18 tầng địa ngục không ám chỉ tầng trên và tầng dưới của không gian, mà là khác nhau về thời gian và hình phạt của mỗi tầng địa ngục. Sự nặng nhẹ của tội ác chủ yếu được xác định bởi mức độ nghiêm trọng của tội ác đã gây ra trong cuộc đời.
Cấp độ địa ngục sau đau khổ gấp hai mươi lần và lâu gấp đôi so với cấp độ trước đó. Khi lên đến tầng địa ngục thứ mười tám, đau khổ khôn tả, tính ngày ra cũng không thể tính được.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những tình huống cơ bản của 18 tầng địa ngục.
1. Tầng đầu tiên: Địa ngục rút lưỡi
Đặc điểm phạm tội: Ác khẩu
Tình trạng tội phạm: Bịa đặt các mối quan hệ, bóp méo sự thật, nói xấu người khác một cách ác ý, gây thương tích cho người khác, ngụy biện, nói trắng thành đen, nói dối lừa gạt người.
Quy mô hình phạt: phán quán tại địa ngục yêu cầu các lính quỷ cấu xé miệng kẻ ác khẩu, dùng kìm kẹp lưỡi người đó và rút nó ra, không phải rút ra một lúc, mà sẽ từ từ kéo dài ra…
2. Tầng thứ 2: Địa ngục dao kéo
Đặc điểm phạm tội: Quan hệ bất chính
Tình trạng tội phạm: Làm vợ chồng đều do nhân duyên Trời định, do vậy vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, nếu có ngoại tình, phá hoại gia đình người khác thì sẽ bị hành hạ về thể xác và tinh thần, sau này sẽ sa vào địa ngục dao kéo.
Quy mô hình phạt: Một số con ma đã bẻ gãy bàn tay của anh ấy (cô ấy) và để hở ngón tay, trong khi một con ma khác cầm kéo và cắt từng ngón tay của anh ấy hoặc cô ấy.
3. Tầng thứ 3: Địa ngục cây sắt
Đặc điểm tội phạm: xúi giục quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Tình trạng tội phạm: Kẻ nào xúi giục bất hòa giữa cha con, anh chị em, vợ chồng, xúi giục các thành viên trong gia đình chống lại nhau, sau khi chết sẽ xuống địa ngục cây sắt.
Quy mô hình phạt: Sau khi xét xử, quan tòa làm một cây sắt cho tội nhân theo kích thước của tội lỗi, lá và cành cây đều làm bằng sắt, sau đó tên lính ma bắt tội nhân, ném lên cây sắt và xiên vào người anh ta. Sau đó, còn bị đi vào địa ngục rút lưỡi, địa ngục lồng hấp.
4. Tầng thứ 4: Địa ngục nghiệt kính
Đặc điểm tội phạm: Phạm tội trên thế gian nhưng chưa bị trừng phạt
Tình trạng phạm tội: Nếu phạm tội trên dương gian, nhưng đã che dấu hoặc hối lộ đi cửa sau để thoát tội, hoặc chạy trốn? Chạy trốn cả đời rồi cũng tới ngày phải chết. Tới địa phủ sẽ bị tống vào địa ngục nghiệt kính.
Quy mô hình phạt: phán quan tại địa ngục nghiệt kính để lính quỷ lấy chiếc gương kỳ lạ chiếu lên để xem tội ác của phạm nhân trong suốt cuộc đời. Tầng này của địa ngục là đặc biệt nhất, không phải để trừng phạt, mà để bắt không sót kẻ phạm tội. Sau khi chiếu ra tội, phán quan của địa ngục nghiệt kính sẽ chuyển phạm nhân tới tầng địa ngục tương ứng với tội ác của người đó.
5. Tầng thứ 5: Địa ngục của lò hấp
Đặc điểm phạm tội: Kiểu người hay tung tin đồn thị phi và bịa đặt vu khống người khác.
Tình trạng phạm tội: Ngày thường truyền bá sai sự thật, bịa đặt và vu khống người khác. Đó là người phụ nữ nhiều chuyện mà người ta vẫn thường nói.
Quy mô hình phạt: đầu tiên dành 10.000 năm trong lò hấp, sau đó thổi gió lạnh sau khi hấp để định hình lại cơ thể con người, sau đó vào địa ngục rút lưỡi để cho con ma kéo lưỡi.
6. Tầng thứ sáu: địa ngục của những cột đồng
Đặc điểm phạm tội: Phóng hỏa
Tình trạng phạm tội: đốt phá ác ý.
Mức độ hình phạt: quan tòa yêu cầu quỷ nhỏ lột hết quần áo của tội nhân và ôm một cột đồng có đường kính một mét. Cột rỗng và đốt bằng lửa than, cháy đỏ rực. Tiểu quỷ sẽ liên tục quạt gió để tăng độ cháy.
7. Tầng thứ bảy: Địa ngục núi đao
Đặc điểm tội phạm: Khinh nhờn Thần linh
Tình trạng phạm tội: nhiều hành vi báng bổ và thiếu tôn trọng Thần Phật.
Mức độ hình phạt: lột sạch quần áo của tội phạm, trèo lên núi gươm giáo, trèo lên rồi lăn xuống, nát da nát thịt, thân thể không toàn vẹn, cứ lặp đi lặp lại. Sau đó đi đến các tầng địa ngục khác và tiếp tục chịu đựng thống khổ. Nếu tình huống nghiêm trọng, có thể bị đọa vào địa ngục vô gián, và sau đó vào cửa vô sinh, bị tiêu hủy hoàn toàn.
8.Tầng thứ tám: địa ngục núi băng
Đặc điểm tội phạm: ác phụ
Tình trạng phạm tội: Kẻ nào đối xử tệ với chồng khiến chồng mất đi tính mạng, ngoại tình, ác ý phá thai v.v.
Mức độ hình phạt: lột quần áo phạm nhân và bắt trèo lên núi băng.
Thang hình phạt: Cởi quần áo trần truồng và để tội nhân khỏa thân trèo lên tảng băng.
9. Tầng thứ 9: địa ngục của vạc dầu
Đặc điểm phạm tội: đa dạng
Tình trạng phạm tội: mại dâm và gái điếm, trộm cướp, bắt cóc phụ nữ và trẻ em, vu cáo và vu khống người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và vợ của người khác.
Mức độ hình phạt: Sau khi thẩm phán xét xử xong, tên lính ma lột sạch quần áo của phạm nhân, ném vào chảo dầu nóng và rán nó, khiến nó kêu to quá! Tội nặng nhiều lần, tội nhẹ một lần. Đôi khi những người có tội nghiệp nặng nề, vừa ra khỏi núi băng đã bị tiểu quỷ áp giải xuống địa ngục vạc dầu.
Đây là tình trạng chung của chín tầng địa ngục đầu tiên trong số mười tám tầng địa ngục được ghi lại trong “Kinh Thập Bát Nê Lê”. Đây hẳn là nói về tình trạng của người phương Đông vào thời kỳ cuốn kinh sách này xuất hiện. Các chủng tộc người khác nhau có các địa ngục khác nhau, như địa ngục được nhà thơ Dante mô tả trong “Thần Khúc” là tương ứng với địa ngục của người phương Tây da trắng.
Tuy nhiên, dù con người có tin hay không, sau khi chết đều phải phải qua thẩm phán, kẻ có tội sẽ bị hạ địa ngục. Vì vậy, người tin không bị thiệt, chẳng những được báo trước để tránh được tai họa, còn có thể hành thiện tích đức lên Thiên đường.
Có một ví dụ điển hình: Vào thời Hoàng đế Lương Vũ của Nam triều, một người theo chủ nghĩa vô thần Phạm Chẩn đã cổ vũ mạnh mẽ thuyết vô thần và viết cuốn sách “Thần diệt luận”, để phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật.
Một số cao tăng đã nhìn thấy sau khi ông ta qua đời, ông ta đã phải chịu đựng đủ loại tra tấn trong địa ngục, hiện vẫn chưa thể thoát ra, và ước tính rằng ông ta sẽ không bao giờ được giải thoát.
Trong mắt các vị Thần, không có tội ác gì đáng sợ hơn tội bất kính đối với Thần Phật, thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của Thần Phật, khiến con người mất đi sự bình tĩnh, không biết thức tỉnh và sám hối, khiến đạo đức xã hội trên quy mô lớn.
(Còn tiếp)
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope