Có một thói quen nhiều người mắc phải khiến tổn thương gan, đó chính là không đi tiểu sau khi thức dậy.
Một số người đi ngủ muộn và ngủ đến gần trưa, dù muốn đi vệ sinh giữa chừng nhưng họ không muốn dậy vì kiệt sức. Sau một đêm quá trình trao đổi chất sẽ sinh ra rất nhiều rác và chất độc trong nước tiểu, nếu không được thải ra ngoài kịp thời, những chất độc này dễ bị cơ thể hấp thụ trở lại, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây hại rất lớn cho cơ thể.
Ảnh hưởng của việc nhịn tiểu đối với gan là gì?
Sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể con người đã trải qua vài giờ trao đổi chất, và một số chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể. Nếu chúng không thể đào thải qua nước tiểu trong thời gian đầu, các chất độc này sẽ cần được gan phân hủy và đào thải ra ngoài.
Chức năng gan phục hồi chậm sau khi ngủ dậy, chất độc tích tụ trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng cho gan. “Khối lượng công việc” lớn như vậy sẽ khiến gan trở nên kém khỏe mạnh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu vào gan. Do đó, nếu giữa đêm mà cảm thấy buồn tiểu bạn cũng nên thức dậy và đi tiểu ngay, đừng đợi đến khi thực sự không thể chịu nổi rồi mới đi tiểu.
Ngoài ra, nếu bạn tiếp tục ngủ trong khi nhịn tiểu, toàn bộ cơ bắp và dây thần kinh của bạn sẽ luôn bị căng. Ngay cả khi bạn đã chìm vào giấc ngủ, bạn sẽ gặp phải tình trạng ngủ không ngon và khó đi vào trạng thái ngủ sâu. Điều này cũng sẽ khiến gan rơi vào trạng thái rất lúng túng, không biết nên “làm việc” hay “nghỉ ngơi”, cũng mang lại gánh nặng cho gan.
Nếu gan không tốt, cơ thể sẽ có những thay đổi này
1. Vấn đề với hệ tiêu hóa
Những tổn thương ở gan dễ gây ra hiện tượng chướng bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn và các hiện tượng khác, chức năng gan suy giảm cũng sẽ khiến chức năng tiêu hóa của cơ thể bị suy giảm. Khi tế bào gan bị tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mật sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn bị tiêu hóa chậm, cảm giác no khi ăn, lâu ngày sẽ có triệu chứng chán ăn.
2. Các vấn đề về da
Chức năng gan suy giảm có thể khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể gặp trở ngại, một khi quá trình trao đổi chất của cơ thể gặp vấn đề, một số chất độc sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể và có thể đào thải qua bề mặt da khiến da người bệnh sần sùi, ngứa và nhờn.
3. Mệt mỏi liên tục
Gan kém có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng trong cơ thể, chẳng hạn như tổng hợp protein và hấp thụ vitamin, một khi các chất dinh dưỡng này được hấp thụ chậm, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi.
4. Vàng da, củng mạc mắt
Biểu hiện rõ nhất của suy giảm chức năng gan là vàng ở da và các cơ quan khác trên cơ thể do mật tiết ra quá nhiều, đặc biệt là ở củng mạc mắt (lòng trắng mắt), nếu thấy lòng trắng mắt có màu vàng thì bạn nên cảnh giác. Đây có thể là một vấn đề với chức năng gan.
Nuôi dưỡng và bảo vệ gan, ghi nhớ 3 thói quen tốt
1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nước thường xuyên cũng có thể nuôi dưỡng gan tốt, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện tình trạng chán ăn.
2. Uống ít rượu
Việc uống rượu bia thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải độc của gan, việc uống rượu bia thường xuyên sẽ khiến rượu bia không được đào thải ra ngoài cơ thể, một phần chất cồn tích tụ lại dễ hình thành nên các bệnh lý về gan như xơ gan,ung thư gan.
3. Tránh thức khuya
Thường xuyên thức khuya sẽ khiến gan không thể thực hiện quá trình trao đổi chất, thải độc bình thường, dẫn đến gan bị tổn thương.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Secret China