Văn Hóa

Thực hành đạo dưỡng sinh cổ xưa để có được thân tâm khỏe mạnh

By Đăng Dũng

August 15, 2020

Trung y nói: “Tư thương tỳ, thị thương can” (suy nghĩ nhiều thì hại tỳ, nhìn nhiều hại gan). Ngũ quan và nội tạng của con người là có sự đối ứng với nhau, cho nên quá trình sử dụng ngũ quan cũng chính là quá trình làm tiêu hao nội tạng. Bởi vậy, đạo dưỡng sinh, dưỡng tâm mà cổ nhân vô cùng coi trọng chính là “thanh tâm quả dục”.

Đương nhiên, con người sống trong xã hội, công tác làm việc thì “thanh tâm quả dục” không có nghĩa là không ăn uống gì, phải sống cuộc sống thiếu thốn, khốn khó. “Thanh tâm quả dục” ở đây là coi trọng sự điều độ, tiết chế, có mức độ.

Đạo dưỡng sinh của người xưa là để chỉ nội dưỡng, cũng chính là bắt đầu cải thiện môi trường nội bên trong cơ thể người, tu dưỡng nhân tâm, tu dưỡng nhân thể, từ đó mà có được sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng thịnh vượng, dồi dào.

Điểm chính yếu nhất của đạo dưỡng sinh chính là giữ cho thân thể và tinh thần hài hòa

Thân bận nhưng tâm cần nhàn

Các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, mặc dù chìm nổi trong chốn quan trường nhưng họ vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, khoáng đạt. Bởi có một phương pháp dưỡng sinh mà họ luôn tôn sùng, đó chính là thiền định. Vào triều đại thời Nam Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du tu tập liệu pháp dưỡng sinh thiền định, đến khi tuổi gần 90 nhưng thi hứng vẫn trào dâng, không chỉ để lại số lượng lớn thơ ca yêu nước, còn ghi chép lại những tâm đắc tu dưỡng của chính mình.

Tô Thức, hiệu Đông Pha, tự là Tử Chiêm, là nhà thơ và là chính trị gia trứ danh thời Bắc Tống. Cả đời Tô Thức chìm nổi trong quan trường, nhưng vẫn có thể bảo trì được tâm tính khoáng đạt, lạc quan. Tăng Quốc Phiên còn đam mê chơi cờ, đánh cờ giúp ông sau muôn vàn bận rộn chốn quan trường mà có thể khuây khỏa đầu óc, thả lỏng tinh thần, hơn nữa còn giúp trấn định tinh thần trong thời khắc nguy nan Cổ nhân luôn thư giãn ngay cả khi bận rộn nhất để có thể hoàn thành mọi việc trong một tâm thái an hòa.

Đông y coi các trạng thái tình cảm như: Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục là thất tình. Nếu không tự biết điều chỉnh cân bằng các trạng thái này sẽ làm tinh thần mệt mỏi, thần trí hoảng loạn, khí huyết không lưu thông, ảnh hưởng tới hoạt động của lục phủ ngũ tạng tất sẽ dẫn tới bách bệnh. Đôi khi có thể bộc bạch chia sẻ với bạn thân, tự an ủi bản thân, hoặc dùng cách tĩnh tại không đi sang cực đoan để xử lý.

Trong chốn quan trường, trong công việc hay ở các mặt khác của cuộc sống thì cảm xúc của con người sẽ dễ bị lung lay bất an, sinh hoạt hằng ngày càng cần chú ý điều chỉnh, không để những kích động bất thường ảnh hưởng tới tâm lý. Nên khoan dung cởi mở với mọi người, gặp việc gì cũng cần bình thản không hoảng loạn, ít suy nghĩ không đau thương. Đôi khi có thể bộc bạch chia sẻ với người nào đó, tự an ủi bản thân, hoặc dùng cách tĩnh tại không đi sang cực đoan để xử lý. Chỉ có tinh thần thoải mái vui vẻ mới luôn được khỏe mạnh.

Tiết chế, điều độ

Những bữa ăn thịnh soạn, hoạt động giải trí quá mức và trò chơi điện tử làm cho người ta càng mệt mỏi hơn và mau chóng già đi. Khi con người đắm sâu vào chúng thì cũng sẽ ít thời gian vận động, lâu dần sẽ tạo thành thói quan lười nhác, ỷ, người hưởng thụ nhiều sau này muốn đổi thói quen sinh hoạt cho lành mạnh hơn thì sẽ tâm lý cảm thấy rất gian nan.

Tăng Quốc Phiên cho rằng, dưỡng sinh nên “trừng phẫn trất dục, thiểu thực đa cần”. “Trừng phẫn”, tức là tiết chế phiền não và sự tức giận phẫn nộ; “trất dục” chính là tiết chế sắc dục, dục vọng. “Thiểu thực đa cần” chính là ăn ít làm nhiều. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là những dục vọng dễ gây bệnh, cần phải ước thúc. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

Đức Khổng Tử dạy: “Quân tử hữu tam giới: thiếu chi thì, huyết khí vị túc, giới chi tại sắc; cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc. Cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc” tạm dịch: Người quân tử có ba điều cần đề phòng: Lúc trẻ trung, khí huyết chưa ổn định cần đề phòng sắc dục; đến khi trưởng thành, khí huyết dương mạnh mẽ, đề phòng ham tranh đấu; lúc về già, khí huyết đã suy tàn, đề phòng tính tham lam. Nếu quá ham mê công danh, lợi lộc truy cầu những lợi ích cá nhân về già sức cùng lực kiệt sẽ không thể sống thọ.

Ngoài ra, một người muốn sống được tốt, sống được trường thọ, cần vận động một cách đầy đủ. Tập các bài tập thể dục dưỡng sinh đều đặn vào buổi sáng và tối; hoặc có thể tập những bài tập thể dục thể thao vận động phù hợp với thân thể. Một thân hình đẫy đà chưa hẳn đã tốt, quan trọng chính là bản thân mình có nguồn năng lượng sống dồi dào và có một sức khỏe tinh thần tốt.

Con người trong vũ trụ này theo lẽ âm dương thì sống, trái lại thì chết. Theo phép dưỡng sinh thì nên ăn uống vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng, năng vận động tập luyện cho khỏe mạnh.

Ăn uống, ngủ nghỉ

Trong phương pháp dưỡng sinh của Tăng Quốc Phiên, ông nhấn mạnh ăn uống nghỉ ngơi, cần phải có quy luật, hơn nữa phải đúng giờ giấc. Tuy nói ăn cơm ngủ nghỉ chỉ là việc nhỏ trong cuộc sống thường nhật, nhưng từ góc độ dưỡng sinh mà nhìn, thì lại là đại sự, là việc trọng yếu, ảnh hưởng đối với thân tâm là rất lớn.

Trong thư gửi người nhà, ông cũng dặn dò rằng: Giữ gìn thân thể cần dụng công vào 2 chữ “thực – miên (ăn ngủ). Ngủ là “dưỡng âm”, thực là “dưỡng dương” vậy. Dưỡng sinh trong ngủ nghỉ quan trong từng thời khắc nhất định, mà kiêng kỵ suy nghĩ nhiều; Dưỡng thực cũng quan trọng từng thời khắc nhất định, mà kiêng kỵ ăn quá no. Người còn dặn rằng: “Sáng nên ăn sớm, bữa trưa nên ăn no, bữa tối nên ăn ít”.

Đồ ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người. Hơn một nửa những người có sức khỏe đều ăn uống rất tốt, ngược lại, những người sức khỏe kém thì chán ăn, tiêu hóa không tốt. Cổ nhân tin rằng bệnh tật chính là do ăn uống quá thường xuyên, ăn tạp và ăn quá mức. Trước đây khi nước Tần muốn đánh nước Triệu, Triệu Vương vì để kháng Tần, liền phái lão tướng giàu kinh nghiệm làm thống soái. Trước khi nắm giữ ấn soái, liền ra lệnh cho sứ giả đặc biệt đi quan sát, xem chất lượng bữa ăn của kẻ địch có tốt không? Như vậy mà biết tình hình quân địch.

Muốn sống thọ cần phải duy trì một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đầy đủ, bí quyết chủ yếu là ăn nhiều rau quả, và chỉ nên ăn no đến 8 phần, để tránh mang lại những gánh nặng không cần thiết cho các cơ quan nội tạng.

Ngủ cũng là yếu tố rất quan trọng trong dưỡng sinh. Mỗi ngày đều có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi, đây chính là một yếu tố quan trọng giúp bạn có sức khỏe và được trường thọ. trước khi ngủ, hãy đảm bảo bản thân cần tập trung yên tĩnh, không lo nghĩ về bất cứ việc gì, trước tiên cần để tâm nghỉ ngơi sau đó mới tới thân thể ngủ. Ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và làm tổn thương cơ thể. Nếu cảm thấy đói trước khi đi ngủ, hãy nghỉ ngơi sau khi ăn một lúc rồi mới nên lên giường.

Minh Nguyệt T/H