Nguồn ảnh: Internet

Sức Khỏe

Thuốc hay từ hoa hồng

By Đăng Dũng

February 17, 2021

Có nhiều loại hoa hồng nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc.

Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

Các bài thuốc thông dụng từ hoa hồng

1. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

– Hoa hồng, ích mẫu, mỗi loại 10g, sắc lấy nước uống.

– Hoa hồng 10g, đương quy 30g, ích mẫu 15g, sắc lấy nước uống.

2. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Hoa hồng bạch 9 – 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.

3. Làm đẹp da mặt

Lấy 20g hoa hồng đỏ, rửa sạch cho vào chậu nước ấm để khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt mỗi ngày giúp làn da căng mịn, sạch bụi bẩn. Cũng có thể lấy nước  hoa hồng để tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát. 

4. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Hoa hồng bạch 9 – 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.

5. Chữa táo bón do nhiệt

Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 – 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.

6. Chữa mụn nhọt sưng tấy

Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.

7. Chữa nhiệt miệng

Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g (hoặc cánh hoa hồng 10-15g) với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần.

8. Pha trà từ hoa hồng tươi hoặc khô

Hoa hồng là một dược liệu lành tính, không độc tố nên rất dễ kết hợp cùng các thảo dược khác. Để có được ấm trà ngon, bạn có thể sử dụng một trong những cách dùng trà hoa hồng như sau:

Cách 1: Pha trà hoa hồng mật ong. Trước tiên, bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm 8 – 10 bông trà hoa hồng tươi hoặc 15 gram dược liệu khô cùng chanh vàng, gừng và mật ong. Sau đó, bạn bỏ hoa hồng vào ấm, đổ thêm khoảng 500ml nước nóng. Ủ trà trong 5 – 10 phút để các dưỡng chất tiết ra rồi cho thêm 1 lát chanh, 2 lát gừng và mật ong vừa đủ.

Cách 2: Nguyên liệu bài thuốc này bao gồm 20 gram nụ hoa hồng khô, 6 quả táo đỏ hoặc 10 gram sâm. Bỏ hết các nguyên liệu này vào ấm rồi thêm 500ml nước nóng. Ủ trà trong 10 phút là bạn có thể sử dụng. Không những đẹp da mà trà hoa hồng cùng các dược liệu này còn giúp bạn lưu thông khí huyết, bổ máu.

Cách 3: Cách ướp trà hoa hồng cùng hoa nhài. Bạn cần chuẩn bị 5 – 6 nụ hoa hồng khô, 3 bông hoa nhài, bỏ vào ấm pha trà. Sau đó thêm 500ml nước nóng, đợi 5 – 7 phút là bạn có thể sử dụng.

Theo các chuyên gia, uống trà hoa hồng vào buổi sáng sẽ mang đến hiệu quả cao nhất. Bởi nó sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể tỉnh táo cho bạn một ngày làm việc hiệu quả. Vào buổi chiều, bạn có thể uống trà vào buổi chiều lúc 3 giờ góp phần đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, trao đổi chất của cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà mỗi lúc căng thẳng, mệt mỏi để giảm stress, tinh thần thư thái hơn. Tuy nhiên, bạn không nên uống trà vào lúc đói tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến dạ dày, dịch vị.

Uống trà hoa hồng mỗi ngày như một liều thuốc chữa bách bệnh cho người dùng. Tuy nhiên Không nên uống trà hoa hồng quá nhiều trong ngày, 1 lần/1 ngày là đủ

 Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Cần chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật.

 Biên tập: Đăng Dũng

Nguồn: Tổng hợp