Bên cạnh là một loại rau thường dùng để nấu canh và là món ăn ngon dân dã của người Việt, cây hẹ còn có nhiều công dụng chữa bệnh cực hiệu quả.
Theo Đông y, lá hẹ sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,…
Cây hẹ là cây thân thảo, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng. Theo nghiên cứu hiện đại, hẹ có chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin…
Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ:
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
1. Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
2. Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
3. Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
4. Lòi dom: Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.
5. Đau bụng kinh: lấy một nắm rau hẹ có cả gốc, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt hòa vào một chén rượu rồi uống sẽ giảm đau.
6. Giúp da mềm mại, ngăn ngừa mụn: Nếu da bạn bị khô, bạn giã nhỏ hoặc xay nát lá hẹ ra, rồi đắp lên mặt, để khô trong vòng 30 phút sau đó rửa lại mặt. Trong hẹ có beta-carotene có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Bạn ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng hơn.
Lưu ý: Không nên sử dụng hè vào mùa nắng nóng. Hẹ kỵ với thịt trâu, mật ong