Đời Sống

Tiết học “đồng cảm” dành cho học sinh tại Bỉ

By Đăng Dũng

April 23, 2021

Một trường tiểu học tại Bỉ đang tiến hành thí điểm một tiết học đặc biệt, nơi các học sinh sẽ không khám phá thế giới xung quanh. Thay vào đó, chúng sẽ khám phá thế giới nội tâm của bản thân và bạn bè. Đó là lý do tại sao, tiết học lại mang tên “đồng cảm”.

Đúng như tên gọi, trong tiết học này các học sinh tiểu học của một trường tiểu học ở Bruxelle, Bỉ sẽ được học cách bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của mình, đồng thời học cách lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Tiết học diễn ra như thế nào?

Giáo cụ được sử dụng trong tiết học chính là các thẻ bài cảm xúc. Những cô bé, cậu bé sau khi chào cô giáo bằng phong cách riêng, sẽ chọn một đến hai thẻ bài nói lên cảm xúc của các em trong hiện tại. Sau đó, dựa trên những cảm xúc đó, chúng sẽ lựa chọn những thẻ bài tương ứng với mong muốn và nhu cầu của mình.

Các thẻ bài mang hình minh họa sinh động về cảm xúc được sử dụng trong lớp học (Nguồn ảnh: joie et sens.com)

Đây là không gian mà giáo viên mở ra cơ hội cho các học sinh nhỏ có thể nói về cảm xúc của mình một cách tự nhiên nhất. “Ở đây các em biết chúng không bị ai chế giễu, vì thế việc nói ra trở nên dễ dàng hơn”. Cảm xúc tích được chia sẻ có thể là tích cực như “tự hào về bản thân” nhưng cũng có thể mang màu sắc tiêu cực như “ cảm thấy ghen tị vì em gái ở nhà luôn tranh giành mẹ” hoặc “cảm thấy bị bỏ rơi ở trường”. Không chỉ kể tên cảm xúc, các em sẽ có dịp tâm sự với cô và các bạn về lý do giải thích cho cảm xúc đó.

Vai trò của giáo viên trong tiết học này là lắng nghe, điều tiết và hướng dẫn học sinh diễn đạt và nhận diện cảm xúc của mình.

Lớp học của cô giáo Esma tại Bruxelle, Bỉ (Tác giả ảnh: Sarra El Massaoudi)

Cô Esma Saban, giáo viên phụ trách môn học đồng cảm tại Bruxell chia sẻ với kênh France 2 những lợi ích lớn của lớp học này. Đầu tiên, trong không gian cởi mở, các học sinh có cơ hội nói những điều mà trước nay các em không dám chia sẻ, vì lý do thiếu thời gian hoặc thiếu can đảm.

Đồng thời việc lắng nghe những cảm xúc của bạn sẽ giúp các em có thể suy nghĩ về hành động của mình. Dưới đây là đoạn hội thoại được ghi lại trong một phóng sự của đài Brut về lớp học này.

Để trả lời cho câu hỏi của cô giáo, không một cánh tay nào giơ lên.

Đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ trước khi hành động, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác là những khả năng mà các thầy cô tại Bỉ mong muốn truyền đạt cho học trò của mình thông qua tiết học một tuần một buổi này.

Các thẻ bài giúp các em chia sẻ về nhu cầu của mình với cô và các bạn (Nguồn ảnh: Kaperli)

Không chỉ chia sẻ về mặt cảm xúc, các học sinh còn được cô giáo hướng dẫn chia sẻ những điều các em đang cần để xoa dịu những cảm xúc này.

Cô Esma cũng cho biết, việc chia sẻ thành lời cảm xúc, và nhu cầu của bản thân sẽ giúp các em bé trở nên tự tin hơn rất nhiều. Ít nhất, chúng thấy rằng: A con có thể nói những suy nghĩ của bản thân trước tất cả mọi người.

Thêm vào đó, đây chính là cơ hội để giáo viên có thể phát hiện sớm các học sinh bị bạo lực gia đình hoặc bạn bè bắt nạt quá mức.

Những học trò nhỏ, chúng cảm thấy thế nào về tiết học này?

“Con đã nói hết được những gì có trong lòng, điều đó khiên con rất thoải mái”, hai học sinh trong lớp chia sẻ cảm nhận tương tự nhau với đài Brut.

“Con cảm thấy được thể hiện cảm xúc của mình, được nói ra những điều mình nghĩ, điều đó đôi khi chúng con không có thời gian để làm”.

“Con nghĩ cần được nói ra, vì con thể một mình điều tiết tất cả cảm xúc. Con cần có sự giúp đỡ”.

“Đây là lần đầu tiên con lắng nghe nhu cầu của các bạn của mình, điều đó thật tuyệt”.

Đây là những cảm nhận do đài RTL ghi lại khi phỏng vấn các học sinh tiểu học tại Bỉ đã tham gia tiết học.

Mẫu hình này đang được thí nghiệm ở Bỉ, nhưng nó đã trở thành tiết học bắt buộc cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi tại Đan Mạch.

 

Biên tập Huệ Bình