Nguồn ảnh; ST

Khám Phá

Tiểu sử vua Càn Long: 4 bí quyết trường sinh “kỳ lạ”

By Đăng Dũng

September 22, 2021

Với những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” từ chính trị cho đến hậu cung, từ “việc nước” cho đến “việc nhà”, chắc chắn không một ai không biết đến ông vua nổi danh thiên cổ này của triều đình phong kiến Trung Quốc – hoàng đế Càn Long.

Tên thật của Càn Long đế là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13/8 (tức ngày 25/9 dương lịch) năm 1711. Cha ông là hoàng đế Ung Chính, khi ấy còn là Ung Thân vương. Còn mẹ ông là thê thiếp của Ung Thân vương – Nữu Hộ Lộc thị.

Thời kỳ trị vì của vua Càn Long là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).

1. 3 cái “nhất” của vua Càn Long

Được mệnh danh là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất thời kỳ phong kiến Trung Quốc, vua Càn Long có 4 cái “nhất” nào?

Một là: Ông vua sống thọ nhất

Càn Long đế trước nay vẫn luôn được biết đến là vị vua phong lưu, đa tình với nhiều phi tần thê thiếp. Người ta nói háo sắc sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ. Ấy vậy mà, Càn Long đế qua đời ở tuổi 88, trở thành ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Hai là: Vị hoàng đế sống xa hoa nhất

Hoàng đế Càn Long nổi tiếng là vị vua “chịu chơi” nhất Thanh triều. Ông hay tổ chức đại tiệc trong cung, còn thường xuyên ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ. Theo sử liệu ghi chép, chi phí ước tính cho hai lần mừng thọ 60 tuổi và 80 tuổi lên đến mười triệu lạng bạc lúc bấy giờ.

Một lần Càn Long đế tuần du xuống phía nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn 1000 chiếc. Những nơi đi qua đều cho xây dựng sân khấu để hát xướng. Riêng ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con, phu dịch gần 1000 người…Từ Hàng Châu đến Bắc Kinh, vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ và đoạn đường đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa.

Ba là:Thời gian cai trị lâu nhất

Thời kì trị vì của vua Càn Long kéo dài hơn 60 năm từ năm 1735 đến năm 1796.

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Gia Khánh đế, không phải do qua đời hay sức khỏe quá suy yếu mà chỉ là ông không muốn vượt quá số năm trị vì của ông nội Khang Hi (61 năm) – người mà Càn Long Đế vô cùng kính trọng. Sau khi lên làm thái thượng hoàng, Càn Long vẫn quyết định mọi chuyện quốc gia đại sự, trong cung đình vẫn dùng Càn Long niên hiệu. Vì vậy, lúc bấy giờ, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế”.

2. Tiết lộ bí quyết trường sinh của Vua Càn Long

Theo lời sứ thần Macartney của Anh đã viết trong nhật ký: “Dù Hoàng đế Càn Long đã 83 tuổi nhưng trông ông như mới hơn 30 tuổi. Ông ấy có thần thái và phong thái vượt trội so với những người trẻ tuổi”. Vậy bí quyết trường sinh của vua Càn Long là gì?

Một là: Chăm chỉ vận động thể thao

Hoàng đế Càn Long luôn dành sự quan tâm lớn đến vận động xương khớp, ở đây là chỉ việc thể dục thể thao. Ông nhấn mạnh 4 việc không được làm: Ngồi lâu, đứng lâu, nằm lâu, nhìn lâu. Ngoài ra, vị vua này còn vô cùng chăm chỉ tham gia vào nhiều cuộc tập trận, săn bắn và đi tuần. Điều này giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh tật một cách tự nhiên.

Hai là: Thói quen sinh hoạt và ăn uống

Cuộc sống của hoàng đế Càn Long rất quy củ: Không ngủ nướng, thức dậy lúc tờ mờ sáng, ra ngoài trời luyện tập hít thở.

Về chế độ ăn uống, theo ghi chép lịch sử, vua Càn Long nhất định phải ăn sáng lúc 7 giờ hàng ngày, đi dạo trong vườn sau bữa ăn, ăn trưa vào khoảng 1 hoặc 2 giờ trưa và sau đó đọc sách, viết văn, làm thơ và vẽ tranh. Ông luôn duy trì chỉ ăn hai bữa một ngày và không bao giờ ăn quá no. Đặc biệt là luôn bổ sung các loại thuốc bổ mỗi ngày.

Ba là: Phác đồ dưỡng sinh “Mười có, bốn không”

Đây là chế độ chăm sóc sức khỏe riêng của vua Càn Long.

“Mười có” bao gồm:

Môi phải mím nhẹ, răng trên và dưới gõ vào nhau phát ra âm thanh. Mỗi ngày không dưới 2 lần, mỗi lần khoảng 100 lần. Kiên trì thực hiện có thể tăng cường lưu thông máu của nướu, giúp răng chắc khỏe và thúc đẩy quá trình tiết nước bọt.

Nước bọt có chức năng khử trùng và tiêu hóa mạnh. Nuốt nước bọt giúp trung hòa axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

Thường xuyên dùng ngón tay búng hoặc xoa bóp tay có thể ngăn ngừa tắc động mạch tai và xơ cứng động mạch não, chống ù, điếc tai, giúp thông khí huyết, cải thiện chức năng của nội tạng.

Thường xuyên dùng ngón tay giữa xoa hai bên cánh mũi, từ trên xuống dưới rồi ngược lại dọc theo sống mũi, lặp đi lặp lại cả chục lần, ít nhất hai lần một ngày. Tuân thủ thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang, chảy máu cam….

Di chuyển mắt lên, xuống, trái và phải, có thể cải thiện lưu thông máu xung quanh nhãn cầu, tăng cường chức năng của dây thần kinh thị giác và cơ mắt, loại bỏ mệt mỏi thị giác.

Xoa tay thường xuyên rồi xoa lên mặt, lặp lại hơn 10 lần để da mặt ấm. Nó thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nếp nhăn, điều chỉnh huyết áp và loại bỏ sự mệt mỏi của não bộ.

Dùng lòng bàn tay ấn và xoa vào lòng bàn chân nóng lên, giúp làm ấm kinh lạc thận, xoa dịu gan và cải thiện thị lực, hạ huyết áp… Ngoài ra còn bổ thận tráng dương.

Trước khi đi ngủ xoa hai bàn tay vào nhau, dùng tay trái ấn vào tay phải rồi ấn vào rốn, xoa theo chiều kim đồng hồ, mở rộng ra toàn bộ vùng bụng. Như vậy giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các bệnh nội tạng, giúp tiêu hóa và hấp thu tốt, phòng ngừa các bệnh dạ dày.

Co duỗi tứ chi giúp thúc đẩy vi tuần hoàn, làm cho chân tay thư thái, các khớp xương linh hoạt.

Thường xuyên siết cơ vòng hậu môn một cách có ý thức giúp thúc đẩy tuần hoàn máu quanh bụng, bổ sung sức sống cho đường ruột, phòng ngừa đáng kể bệnh trĩ, táo bón, đại tiện không tự chủ và tăng sản tuyến tiền liệt.

“Bốn không” bao gồm:

Bốn là: Dưỡng tâm

Bí quyết trường thọ của Càn Long là ông rất chú trọng đến việc “dưỡng tâm” bao gồm các hoạt động như đọc thơ và làm thơ, thư pháp, chơi nhạc khí, đánh cờ hay thưởng trà. Hoàng đế Càn Long tổng cộng có hơn 40.000 bài thơ và bài văn.

Với tư duy đường lối cai trị đất nước tuyệt vời, luôn luôn tiếp thu cái mới đặc biệt là khoa học phương Tây cùng với những giai thoại hậu cung phi tần và những bí ẩn xoay quanh mình, vua Càn Long xứng đáng là một trong những vị đại đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: Soha