Văn Hóa

Tìm hiểu chữ” NHẪN” trong văn hóa truyền thống

By Đăng Dũng

August 31, 2020

Chữ “Nhẫn” gồm có chữ “Đao” (刀) ở trên và chữ “Tâm” (心) ở dưới. Chữ “Đao” có hàm ý phải tôi luyện, mài dũa mà thành. Chữ “Tâm” nằm ở dưới chính là nền tảng của cả chữ “Nhẫn”. Đối với người bình thường, đao cứa vào tim là rất đau đớn và cực khổ, còn đối với người có tâm đại nhẫn thì ngược lại, tâm này vẫn bất động dù đao kia có sắc đến đâu. Nếu tâm dao động thì không “Nhẫn” được, nếu tâm tĩnh thì càng nhẫn, càng bất động tâm càng thể hiện ra sự Đại Nhẫn.

 

Chữ “Nhẫn” gồm có chữ “Đao” (刀) ở trên và chữ “Tâm” (心) ở dưới

Thế nhưng chữ “Tâm” (心) nằm ở dưới chính là nền tảng của cả chữ “Nhẫn”. Tâm này vẫn bất động, dù dao kia có sắc đến đâu. Nếu tâm dao động thì không Nhẫn được, nếu tâm tĩnh thì càng nhẫn, càng bất động tâm càng thể hiện ra tâm Đại Nhẫn.

Nhẫn nhịn khiêm nhường là một mỹ đức truyền thống. Nội Thánh của Nho gia, Thủ Nhu của Đạo gia và Từ Bi của Phật gia đều bao hàm chữ Nhẫn. “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, thế nên có nhẫn nại thì mới có thành tựu.

1.NHẪN TRONG NHO GIA

Trong Luận Ngữ có rất nhiều ghi chép về đạo “Nhẫn”. Khổng Tử từng nói: “Việc nhỏ không nhẫn, ắt làm hỏng việc lớn”.”,  “Bậc quân tử không có điều gì phải tranh giành”, “Quân tử nghiêm khắc mà không tranh”, ấy chính là đức Nhẫn vậy.

Luận Ngữ kể câu chuyện Khổng Tử từng răn dạy học trò của mình là Tử Lộ rằng: “Răng cứng nên mới dễ gãy, lưỡi mềm mới dễ bảo tồn. Mềm mại nhất định thắng cứng rắn, nhỏ yếu lại có thể thắng lớn mạnh. Ham tranh đấu nhất định sẽ bị tổn thương, một mực khoe dũng mãnh nhất định sẽ dẫn tới diệt vong. Thái độ căn bản để làm mọi việc là: Nhẫn nhịn là tốt nhất”.

2. NHẪN TRONG PHẬT GIA

Kinh thư Phật giáo từng ghi lại câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất”.

Trong kinh Phật viết: “Làm người phẩm hạnh đoan chính, gương mặt kiền tịnh thanh khiết, dáng vẻ dung mạo tốt đẹp, những điều này đều là từ trong ‘Nhẫn’ mà đạt được”.

Trong Phật giáo có câu chuyện cổ, kể rằng:

Trước đây có người ca ngợi Đức Phật là bậc đại phúc đại đức. Một người nghe được rất tức giận, nói: “Sinh ra bảy ngày đã mất mẹ, làm sao có thể nói là đại phúc đại đức chứ?”.

Vị kia bèn đáp lại: “Cả tuổi tác và tư tưởng đều đến thời kỳ cực đỉnh mà vẫn không chết, bị đánh cũng không tức giận, bị mắng chửi cũng không mắng chửi lại. Như vậy chẳng phải là đại phúc đại đức sao?”.

3. NHẪN TRONG ĐẠO GIA

Hình ảnh: pinterest.com

Lão Tử giảng: “Cái Thiện bậc cao giống như nước, nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh”. Đại ý là đức hạnh chí cao vô thượng thì cũng giống như nước vậy, nước thiện lương ban phúc cho vạn vật mà không hề tranh đấu.

Lão Tử cũng nói: “Đạo Trời không tranh mà luôn thắng, không nói mà vạn vật luôn hưởng ứng”. Ý nghĩa là những sự vật phù hợp với quy luật tự nhiên thì không tranh đấu, nhưng lại khéo chiến thắng sự vật khác, không nói mà vạn vật đều hưởng ứng theo.

Người tu luyện Đạo gia cũng để lại rất nhiều lời bàn về chữ Nhẫn. Tử Hư Nguyên Quân nói: “Tha thứ, tha thứ, tha thứ, các chủng các dạng tai họa bỗng chốc biến mất. Nhẫn nhịn, nhẫn nhịn, nhẫn nhịn, chủ nợ và kẻ thù từ đó không còn”.

Xích Tùng Tử khuyên bảo đệ tử: “Có thể nhẫn nhịn thì sẽ không phải chịu nhục”.

Hứa Chân Quân nói: “Nhẫn chịu việc khó nhẫn, thuận theo người không ngừng tự cường”.

Còn Tôn Chân Quân thì giảng: “Nhẫn nhịn có thể khiến những chuyện xấu tự nhiên biến mất, tự phản tỉnh thì tai họa sẽ không đổ xuống thân mình”.

4. NHẪN TRONG DÂN GIAN

Trong dân gian có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ và ngạn ngữ rất hay về chữ Nhẫn:

“Chữ nhẫn là chữ tương vàng, Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”.

Sách “Minh Đạo gia huấn” cũng viết về chữ Nhẫn như sau:

“Muốn cho trên dưới hòa thân Nết quý là nhẫn muôn phần nhớ ghi Vua tôi mà nhịn chút đi Thế nước vững trọn làm gì chuyển lay

Cha con nhẫn được càng hay Tự toàn gia đạo sau này ấm êm Vợ chồng càng phải nhẫn thêm Thì bày con trẻ khỏi điềm bơ vơ

Anh em nhẫn thì được nhờ Gia trung khỏi sự thờ ơ nhạt nhòa Nhịn bằng hữu sống hài hòa Thì tình chẳng nhạt nghĩa xa hóa gần

Mỗi mỗi sự nhẫn tự thân Người người yêu kính nhân nhân theo về”.

Gần đây trong dân gian có lưu truyền một bài thơ rất hay về đức Nhẫn, hàm chứa chữ Nhẫn của cả dân gian, Nho gia, Đạo gia và Phật gia:

“Có khi nhẫn để yêu thương Có khi nhẫn để tìm đường lo toan Có khi nhẫn để vẹn toàn Có khi nhẫn để chớ tàn hại nhau.

Có khi nhẫn để xoay vần Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa Có khi nhẫn để vị tha Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù

Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường Có khi nhẫn để vô thường Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai

Có khi nhẫn để lắng tai Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng Có khi nhẫn để bao dung Ta vui người cũng vui cùng có khi

Có khi nhẫn để tăng uy Có khi nhẫn để kiên trì bền gan Có khi nhẫn để an toàn Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai

Bạn bè quan hệ nào ai Có khi nhẫn để khinh người trọng ta Xem ra cũng khó đó mà Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần”.

Có thể thấy, chữ Nhẫn có nội hàm vô cùng phong phú, không chỉ là phép đối nhân xử thế, mà còn là cảnh giới tinh thần của một nội tâm kiên định, mạnh mẽ, chế ngự được hoàn cảnh, trong nghịch cảnh vẫn có thể lấy khổ làm vui, có thể nhẫn được những điều mà người khác không thể nhẫn được.

Chữ Nhẫn có nhiều tầng thứ, từ cái nhẫn của người bình thường trong mối quan hệ gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, quan hệ xã hội… cho đến cái nhẫn của người phẩm đức cao thượng, của vua sáng tôi hiền, và cuối cùng là cái nhẫn của người tu luyện khi đã đạt đến cảnh giới siêu thường, thoát tục.

An Nhiên ( secretchina.com, dkn.tv)