Nguồn gốc tu luyện đã có từ thời tiền sử. Nguồn ảnh: buddhawingchun

Khám Phá

Tìm hiểu quá trình truyền Đạo của các Đại Giác Giả để nhìn lại quan điểm con người từ vượn tiến hóa thành

By Đăng Dũng

June 12, 2021

Có rất nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới từ đời này qua đời khác đã lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa về “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”.

Ở Trung Quốc có câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người; ở phương Tây lại có câu chuyện Thượng Đế Jehovah (Giê-hô-va) dùng bùn đất tạo ra con người; trong các dân tộc thiểu số ở Châu Phi, Nam Mỹ, Úc… cũng đều có truyền thuyết về Thần dùng đất bùn tạo ra con người, đây là một ký ức chung của rất nhiều dân tộc khác nhau.

Vào thời cổ đại, tổ tiên loài người phân bố trên các lục địa khác nhau trên Trái đất, hoàn cảnh môi trường và trạng thái sinh sống khác xa so với chúng ta ngày nay. Thời đó không có điện thoại di động, không có Internet, không có phương tiện giao thông hiện đại như máy bay và đường sắt cao tốc; núi cao, đại dương, sa mạc, đầm lầy và rừng rậm khiến cho tổ tiên chúng ta bị cô lập với nhau, không trao đổi được tin tức. Vậy thì tại sao tổ tiên của các dân tộc lại rất nhất quán khi nói về nguồn gốc loài người như vậy? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Và tại sao tổ tiên của chúng ta lại coi truyền thuyết này là gốc rễ của sinh mệnh, nó vượt qua không gian và thời gian rộng lớn, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ truyền lại cho bạn và tôi?

Đáng tiếc là, trải qua bao thiên biến vạn hóa của lịch sử, thời gian và không gian, niềm tin vào Thần của nhân loại không ngừng suy giảm, khiến con người ngày càng ít tin vào câu chuyện truyền thuyết cổ xưa “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” nữa. Khoảng cách thời gian và không gian dài đằng đẵng đã làm mờ nhạt đi ký ức của con người.

Vậy, rốt cuộc câu chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” là như thế nào? 

Để làm rõ chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, câu hỏi đầu tiên cần trả lời là: Thần có tồn tại hay không?

“Thần” là gì? Từ xa xưa đến nay, ở các quốc gia và dân tộc khác nhau trên thế giới, người ta có nhiều nhận thức khác nhau về Thần, những nhận thức này đều công nhận rằng Thần là sinh mệnh cao cấp có trí huệ và năng lực cao siêu vượt xa con người.

Trong thời kỳ văn minh của nhân loại chúng ta lần này, gần như cùng vào thời kỳ lịch sử hơn 2.000 năm trước, ở phương đông và phương tây đã đồng thời xuất hiện mấy vị Đại Giác Giả. Phương Đông xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử, phương Tây xuất hiện Chúa Jesus.

Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nhìn thấy ba nghìn thế giới trong một hạt cát, thấy những điều mà người thường không thấy. Lão Tử nói được rõ ràng những đạo lý mà thế nhân không thể diễn tả được, cảm thấy huyền hoặc, nói những lời người thường không thể nói, ông là Thần.

Chúa Jesus bị đóng đinh chết trên thập tự giá ba ngày sau đã phục sinh, hiển hiện rất nhiều Thần tích, những việc mà con người không thể làm được, ông cũng là Thần. Họ là những vị Thần vĩ đại gánh vác sứ mệnh của Trời, từ thiên thượng xuống thế gian truyền bá thiên lý khắp cõi trần, giúp lòng người hướng thiện, lưu lại cho nhân loại nền văn hóa tu luyện, nền văn hóa tôn kính Thần Phật.

Mỗi một thời kỳ văn minh của nhân loại đều có Thần Phật gánh vác thiên mệnh từ thiên quốc hạ thế truyền Pháp giảng Đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni năm đó từng nói, trước ông còn có sáu vị Phật nguyên thủy tồn tại, có nghĩa là trước ông đã từng có sáu vị Phật hạ thế truyền Pháp.

Nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta xuất hiện sau trận đại hồng thủy, trước thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ở Ấn Độ có Bà La Môn giáo, mà Bà La Môn giáo là tín ngưỡng tôn giáo của thời kỳ văn minh nhân loại lần trước lưu truyền lại.

Trước Đạo giáo của Lão Tử, tổ tiên của người Trung Quốc cổ đại bao gồm cả thời Phục Hy, đã sáng tạo ra một thời kỳ rực rỡ, huy hoàng của Đạo gia ở Trung Quốc. Kinh Dịch, Bát Quái, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư đều là sự kết tinh văn hóa do các nhà tu Đạo tiền sử lưu truyền lại. Ở phương tây trước thời Chúa Jesus cũng có Do Thái giáo.

Cần nói rõ rằng, Thần Phật từ thiên quốc hạ xuống nhân gian không triển hiện cho con người thấy hình dáng của Thần Phật với hào quang tỏa sáng, càng không thể triển hiện thần thông của họ. Mà họ chỉ có thể đầu thai thành người xuống thế gian, dùng ngôn ngữ con người để truyền Pháp giảng Đạo.

Sáu vị Phật nguyên thủy, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus cũng đều như vậy. Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá ba ngày sau sống lại, vẫn dùng  hình dạng con người để đi gặp các môn đệ của mình; Phật quang mà người ta nhìn thấy trên đỉnh núi Nga Mi cũng chỉ là quang ảnh của một thời oanh liệt đã qua; Thất Tiên Nữ là người trời xuống trần kết hôn với Đổng Vĩnh, cũng trông giống như các cô thôn nữ bình thường.

Thời xưa, tu Phật, tu Đạo đều phải vào núi sâu rừng già; về sau tu Phật phải vào chùa, tu Đạo phải vào Đạo quán, đều phải cách xa nhân thế hoặc đoạn tuyệt với đời. Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì người tu luyện có thể xuất hiện năng lực siêu thường, ví như “Lục thông” (sáu phép thần thông) trong Phật giáo, nhưng họ tuyệt đối không được dùng năng lực siêu thường để can nhiễu đến tư tưởng và trạng thái của con người trong xã hội người thường, đây là qui tắc được định ra từ thời đầu sáng lập thế giới.

Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ dưới gốc cây bồ đề. Nguồn ảnh: chuabavang

Người Trung Quốc có cách nói như thế này: “Tiểu ẩn ẩn vu sơn, đại ẩn ẩn vu thế” (Tu luyện trong núi thì dễ, tu luyện tại thế gian mới khó), “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân” (Người đắc đạo không thể hiện thân phận thật của mình trước mặt người khác).

Vì sao bậc cao nhân phải ẩn mình? Vì sao bậc chân nhân không lộ tướng? Điều này đều có nguyên do giống nhau.

Vô lượng vô tỷ các sinh mệnh từ cao đến thấp trong vũ trụ đều có đẳng cấp, thứ bậc rõ ràng. Chúng ta thường nói “con người là anh linh của vạn vật”, địa vị của con người trên Trái đất không phải do con người tiến hóa mà có được. Thực ra, con người là sinh mệnh cao cấp nhất trên Địa cầu nhỏ bé, còn trong mắt các sinh mệnh cao cấp hơn trong vũ trụ rộng lớn thì con người chỉ là sinh mệnh cấp thấp và có năng lực thấp kém.

Sinh mệnh trong bất cứ không gian nào cũng đều có phương thức tư duy và trạng thái sinh tồn riêng, vào đến không gian nhân loại thì phải có trạng thái sinh tồn của con người. Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus mà chúng ta thấy đều có hình tướng con người, nhưng điều họ giảng ra đều là những Pháp lý có thể giúp cho con người trở thành Phật, thành Đạo, thành Thần.

Chúng ta lần giở những cuốn sách cổ, trong đó có không ít ghi chép về những thần thú trên thiên thượng như rồng, phượng, kỳ lân đã xuất hiện tại nhân gian. Ở Osaka, Nhật Bản có một ngôi chùa tên là chùa Thụy Long, trong chùa có lưu giữ một tiêu bản rồng thực rất quý. Nhưng từ xưa đến nay chưa bao giờ có ghi chép việc một vị Thần Phật nào đó đến thế gian dưới hình dạng chân thực rực rỡ ánh hào quang của mình, mà chỉ có câu chuyện về Bồ Tát Quán Âm dưới hình dạng bà lão ở nhân gian hành thiện.

Những người nghĩ rằng chỉ khi tự mình tận mắt nhìn thấy Thần Phật thì mới tin thật sự có Thần Phật, có lẽ vì anh ta không hiểu được những đạo lý này nên mới nhận thức như vậy!

Tuy nhiên, các vị Thần và chư Phật đến thế gian, bản chất bên trong và sứ mệnh của cuộc đời họ dù sao cũng khác với người thường, cho nên sẽ có những biểu hiện siêu thường so với người thường. Sách cổ ghi lại rằng khi các vị thánh nhân, đại đức, Thần Phật hạ thế, Trời nhất định sẽ gửi xuống theo những điềm lành. Lấy Phật Thích Ca Mâu Ni làm ví dụ, kinh điển Phật giáo viết rằng, khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, trong vườn ngự uyển của hoàng cung xuất hiện tám điềm lành, trăm loài chim tụ hội, tiếng hót êm dịu vui tai, cỏ hoa bốn mùa đồng loạt nở. Điều kỳ lạ nhất là trong cái ao lớn của cung điện đột nhiên mọc lên một bông sen trắng to như bánh xe, đóa sen trắng mọc ra vừa đúng lúc Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại nhân gian v.v.

Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus lần lượt giảng Pháp truyền Đạo ở nhân gian suốt mấy chục năm. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cách họ rời khỏi thế gian để trở về Thiên quốc cũng khác nhau.

Phật Thích Ca Mâu Ni đi con đường niết bàn, khi nhục thể hỏa táng tạo ra 84.000 hạt xá lợi tử; Lão Tử ra ngoài tây Hàm Cốc Quan ở ẩn, người đời không biết rốt cuộc ông đã đi đâu; Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự, xác thịt chịu đau đớn, thống khổ để chuộc tội cho các môn đệ.

Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Chú Jesus đã lưu lại “Kinh Phật”, “Đạo Đức Kinh” và “Kinh Thánh”, lần lượt hình thành Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, trải qua mấy ngàn năm vẫn được con người tín ngưỡng và sùng bái, điều này đã thể hiện đầy đủ năng lượng và trí huệ to lớn vượt ra ngoài thời gian và không gian của Thần Phật; cũng thể hiện khát vọng của thế nhân muốn được cứu độ, phản bổn quy chân, ước nguyện trở về Thiên quốc.

Mọi người vẫn thường nói “trên đầu ba thước có Thần linh”; cũng có người nói “Thần không nơi nào không có”. Có bao nhiêu vị Thần trên thiên thượng? Phật Thích Ca Mâu Ni hình dung: Phật Như Lai trên thiên thượng nhiều như cát sông Hằng! Nói một cách tương đối, những vị Phật mà con người được phép biết đến là rất ít.

Mặc dù vậy, nếu liệt kê tên của các vị Thần ở phương đông và phương tây được con người biết đến trong nền văn minh nhân loại lần này thì cũng có không ít. Những cái tên này không chỉ là những văn tự đơn điệu mà rất sống động, đằng sau mỗi cái tên đều có những câu chuyện tu luyện cảm động trời đất như câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa, Chân Vũ Đại Đế; thần tích về Bát Tiên, Tế Công; đều có lòng từ bi vô hạn đối với hồng trần và chúng sinh như Văn Thù Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát…, đã được sử sách ghi lại. Trong những niên đại lịch sử mà tổ tiên loài người đã sống, cũng là thời kỳ con người thuần phác và có tiêu chuẩn đạo đức cao, tín Thần, tu thành Thần, thờ phụng Thần linh, đó là việc đại sự hàng đầu từ triều đình cho đến thường dân, là văn hóa chính thống thời bấy giờ.

Tổ tiên loài người tin rằng Thần không chỉ tạo ra con người, mà còn che chở cho con người về mọi mặt, phúc phận của nhân loại đều là nhờ bái Thần Phật mà được ban cho. Điều này không giống như chủ nghĩa vô thần tuyên truyền rằng Thần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa, cho rằng do con người thời đó còn mông muội và bất lực trước tự nhiên nên phải ký thác tinh thần vào thứ ảo tưởng nào đó.

Đối với người xưa Thần có thật, không phải là hư ảo, đức tin với Thần của người xưa là xuất phát từ nội tâm, lòng thành kính với Thần của người xưa là quỳ gối phủ phục sát đất. Vậy thì đối với những người kính Thần hướng thiện như vậy, Thần sẽ triển hiện hình tượng của mình cho họ thấy. Do đó, những thợ thủ công và họa sĩ của tất cả các dân tộc trên thế giới đã khắc họa, miêu tả hình ảnh của Thần theo những gì họ nhìn thấy. Người vô thần nói rằng hình ảnh Thần là do con người tưởng tượng ra dựa theo ngoại hình của chính mình, đây kỳ thực là lối suy luận ngược chiều của người vô thần. Sự thật là Thần tạo ra con người theo hình tượng của chính mình. Cho nên, hình dáng của con người chúng ta mới giống như ngoại hình của Thần. Sự tương đồng giữa ngoại hình của người và Thần cũng giống như con cái giống với bố mẹ vậy. Chúng ta chỉ nghe nói con cái trông giống bố mẹ chứ không nói ngược rằng bố mẹ trông giống con cái. Chẳng phải loạn hết cả rồi sao?

Cho đến nay, chỉ có hai giả thuyết về nguồn gốc của con người: Một giả thuyết là Thần tạo ra con người, giả thuyết này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm, giả thuyết kia là thuyết tiến hóa đầy ấu trĩ nói rằng con người là từ khỉ tiến hóa. Nếu thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận bởi những bằng chứng khảo cổ không thể chối bỏ, vậy thì giả thuyết Thần tạo ra con người trở thành sự lựa chọn duy nhất.

Đúng vậy, con người tiền sử không hề lừa dối chúng ta, tổ tiên đời đời của chúng ta không hề lừa dối chúng ta: con người là do Thần tạo ra, điều này vô cùng chính xác, chính vì vậy chúng ta nên kính ngưỡng tổ tiên của chúng ta, chúng ta phải tôn kính Thần Phật, chúng ta cũng cần trân trọng những người tu hành.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: chanhkien.org