Nguồn ảnh: ST

Văn Hóa

Tìm hiểu về “Tam thư lục lễ” – một nét văn hoá đặc sắc trong hôn lễ xưa

By Lan Hòa

November 24, 2021

“Tam thư lục lễ” chính là nguyên tắc mà hơn 60 năm trước khi mọi người cử hành hôn lễ cần phải tuân theo. Bất kể là hoàng gia hiểu quý hay là người dân áo vải đều phải chiểu theo phép tắc này để đối đãi với sự kiện trọng đại của cả đời người. Còn có thể đạt được yêu cầu của “Tam thư lục lễ” một cách hoàn mỹ không thì còn phải xem tương lai cuộc hôn nhân này có mỹ mãn hay không.

Từ khi hình thành lễ nghi hôn lễ từ đời Tây Chu đến nay, “Tam thư lục lễ” đã trở thành một nghi thức kinh điển, là nét văn hóa tục lệ dân gian rất có giá trị lịch sử.

Tam thư là gì?

Tam thư gồm: Sính thư, Lễ thư và Nghênh thân thư. Đây là 3 lá thư nhà trai đưa sang nhà gái để đưa tin, xin báo và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức.

Sính thư là giấy viết định thời gian việc thành hôn, được coi như bản khế ước đính hôn.

Lễ thư là giấy viết các việc khi làm hôn lễ cho nhà gái, giấy có viết số lượng và tên gọi của các lễ vật.

Nghênh thân thư là giấy ghi thời gian đón dâu chính thức.

Lục lễ là gì?

Lục lễ là chỉ 6 lễ gồm: Nạp thái (lễ đặt vấn đề hôn nhân, dạm ngõ)

Vấn danh: Lễ hỏi tên tuổi, thân thế

Nạp cát: Lễ tiếp nhận xem tuổi hai bên, đính hôn

Nạp chinh: Lễ nhận lễ vật

Thỉnh kỳ: Lễ định ngày cưới

Thân nghênh: Lễ rước dâu

Nạp thái tức là trên cơ sở hôn nhân nói trên, tức được mệnh lệnh đồng ý của cha mẹ và lời nói của người mai mối, là tiền đề căn bản để thực hiện Tam thư lục lễ. Nhà trai đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái. Sau khi nhà gái đồng ý, nhà trai tiến hành lễ Nạp thái với nhà gái.

Thông thường nhà lễ vật Nạp thái nhà trai tặng là một đôi chim nhạn sống. Chim nhạn khi trời lạnh thì bay về phương nam, khi ấm lại trở về phương bắc, được coi là thuận ứng với đạo âm dương giữa trời đất. Hơn nữa chim nhạn kết đôi trung trinh không đổi thay, một con chết thì con còn lại sẽ cô độc đến già. Nạp thái tặng chim nhạn chính là biểu đạt tâm nguyện tốt đẹp thuận ứng với âm dương tự nhiên, trung trinh đối với hôn nhân.

Vấn danh thực ra không phải là hỏi tên người nữ mà là ngày, giờ, tháng, năm sinh (sinh thần bát tự). Cần xem ngày giờ sinh của người nữ hợp với người nam thì mới có thể thành hôn.

Nạp cát là lễ tiếp sau Vấn danh. Lễ này tương đương với lễ đính hôn ngày nay. Nhà trai thông báo kết quả tốt lành cho nhà gái sau khi xem tuổi sau lễ Vấn danh, đồng thời nhà trai đích thân đem lễ vật đến cho nhà gái để ký kết hôn ước. Lễ vật lúc này đa phần là đồ trang sức, khí cụ, lụa v.v.. Bày tỏ trong tương lai không xa sẽ chính thức nghênh đón cô gái.

Nạp chinh tiếp ngay sau đó. Nhà trai trong quá trình này cần phải đem tất cả những sính lễ đến tặng nhà gái, lễ tiết khá phức tạp. Sau đó nhà gái sẽ trả lại một phần sính lễ, hoặc là mua lễ vật mới tặng nhà trai, hoặc là tặng quần áo giày tất mà cô gái đích thân làm cho chàng trai. Số lượng sính lễ và hồi lễ thông thường là 8 loại, phần nhiều đều có tên gọi cát tường như ý.

Thỉnh kỳ là khâu thứ 5. Từ cái tên có thể thấy nghĩa là nhà trai tính ra ngày tốt kết hôn, mời nhà gái xem. Khâu này tuy không phức tạp nhưng lại rất thú vị. Mọi người xưa nay đều rất cầu kỳ coi trọng ngày tốt, việc hiếu hỉ cưới xin đều phải chọn ngày tốt lành thuận lợi. Nhưng kết quả bói toán từ xưa đến nay luôn luôn thay đổi theo phương pháp xem, 10 thầy bói có thể tính ra 10 ngày lành khác nhau. Sau này lưu hành phép tính theo âm dương ngũ hành, kết quả bói toán sai khác nhau ít. Tính toán ngày lành chủ yếu là tránh những ngày đại hung, thậm chí còn phải tránh những năm không tốt lành.

Thân nghênh là khâu cuối sau Thỉnh kỳ. Chú rể đón cô dâu về nhà, làm lễ hợp cẩn, bách niên hảo hợp. Quá trình này rất phức tạp, chú rể phải ngồi xe ngựa đến nhà cô dâu, bái kiến cha mẹ cô dâu và tất cả họ hàng thân thích. Trước khi cô dâu lên xe, chú rể phải đi quanh xe ngựa 3 vòng, sau đó đi trước dẫn đường về nhà. Cô dâu được các phù dâu đi theo tháp tùng. Xe ngựa cô dâu là do nhà gái tự chuẩn bị, sau khi thành hôn 3 tháng thì nhà trai đích thân đem trở lại nhà gái, gọi là “phản mã” (xe ngựa trở về).

Điều đáng nói là một số chi tiết của hôn lễ như phu thê bái đường. Bái đường hình thành từ thời nhà Đường. Trước đó thì phu thê hành lễ không ở trên đường. Sau đó là phu thê “đối bái” (bái nhau). Trong nghi lễ cổ thì người nữ bái trước, người nam bái đáp lễ, sau 4 lượt thì xong lễ, gọi là “đối bái”. Trong phòng cưới (động phòng), phu thê phải uống rượu hợp cẩn. Cẩn là chỉ một trái bầu cắt làm hai cái gáo, phu thê mỗi người một nửa dùng để chứa rượu gọi là tữ. Dần dà tữ và cẩn được đơn giản hóa thành ly rượu, nhưng lễ nghi thì vẫn giống nhau. Người nam uống xong cầm ly rượu úp xuống, biểu thị nam tôn nữ ti, thuận ứng âm dương.

Sự hình thành Tam thư lục lễ là sự trầm lắng của văn minh Trung Hoa. Không rõ nó được hình thành từ giai thoại nào và như thế nào nhưng Tam thư lục lễ tiêu biểu cho sự thăng hoa của trình độ văn minh, từng đời từng đời được truyền thừa mấy nghìn năm, nguyên nhân căn bản của nó vẫn là văn minh và lý tính. Tuy dần bị mai một nhưng giá trị văn hóa vẫn còn nguyên.

Ngay nay Tam thư lục lễ ít được mọi người biết đến. Phần vì các nghi lễ nhiều lại phức tạp, phần vì việc kết hôn ngày nay không khắt khe như ngày xưa. Phụ nữ có thể ly hôn rồi tái hôn nhưng thời xưa nữ nhân nếu bị hưu thư hoặc chồng chết thì phải ở góa, vì vậy phụ nữ đa phần đều một lần duy nhất lên kiệu hoa.

Cũng có lẽ bởi vì không có quá nhiều trình tự hay trọng lễ nghi cộng với xã hội phát triển, tư tưởng thoải mái nên hôn nhân giữa các tiểu bối không mấy bền chặt như các cụ ngày xưa.

Có lẽ do ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc, người Việt ta cũng có Tam thư lục lễ nhưng ngày nay không mấy được nhắc đến, hôn lễ đơn giản hơn nhiều.

Tam thư lục lễ tuy nghi thức rườm ra và có hơi khắt khe nhưng vẫn là nét văn hóa khiến thế hệ sau nên nhìn lại mà học tập.

Cùng với tốc độ sản xuất và nhịp sống không ngừng tăng nhanh, lục lễ dần dần thu nhỏ cắt giảm. Thời Bắc Tống trở thành tứ lễ, thời Nam Tống trở thành tam lễ, và được áp dụng đến thời Minh Thanh. Nhưng bất kể là lục lễ được thu giảm như thế nào thì nam tôn nữ ti đều không thay đổi. Từ khâu đầu tiên trong lục lễ, nhà trai luôn ở vị trí chủ đạo, chủ động, nhà gái chỉ cần thuận ứng theo.

Sự hình thành Tam thư lục lễ là sự trầm lắng của văn minh Trung Hoa, cũng tiêu biểu cho sự thăng hoa của trình độ văn minh, từng đời từng đời được truyền thừa mấy nghìn năm, nguyên nhân căn bản của nó vẫn là văn minh và lý tính.

Trong xã hội hiện đại, những lễ nghi cổ xưa và văn minh này có rất nhiều trình tự đã bị vứt bỏ. Những thứ bị vứt bỏ không chỉ đơn giản là trình tự lễ nghi, mà là vứt bỏ tinh túy văn hóa có nội hàm thâm sâu được cô đọng trong văn minh Trung Hoa.

Kéo dài như thế mãi khiến cho mọi người giảm mức độ coi trọng đối với hôn nhân. Lòng người không như xưa, đùa giỡn với hôn nhân, ngoại tình, bao tình nhân v.v.. đủ mọi chuyện. Nhất là ở với nhau chưa cưới xin, liên tiếp phá thai vẫn không coi là điều sỉ nhục, mà lại cho là chuyện thường tình. Hôn nhân vô đạo đức khắp nơi, cuối cùng dẫn đến tỷ lệ ly hôn liên tục tăng, tăng cao không giảm. Tất cả đều có quan hệ cực lớn với việc phủ định văn hóa truyền thống.

Cuối cùng, chúng ta hãy so sánh một chút. Hôn nhân của người hiện đại với người cổ đại thì cái nào văn minh và lý tính hơn, chẳng phải nhìn qua là đã rõ cả rồi đó sao?

 

 

Xuân Trường biên soạn

Nguồn: Minh Huệ  

Lan Hòa biên tập