Từ xa xưa dân gian đã lưu truyền không ít câu ca nói về tình anh em: Anh em như chân như tay, rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần; anh em em nào phải người xa, cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân, yêu nhau như thể tay chân, anh em hòa thuận hai thân vui vầy.v.v. Điều đó nói lên rằng tình anh em là một thứ tình cảm thiêng liêng, là một phần của cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Anh em phải hòa thuận vì họ cùng chung cốt nhục. Anh em trong gia đình là chiếc cầu kết nối tình thân giữa con cái với cha mẹ, giữa những người thân trong gia đình. Nhìn vào sự hòa thuận của anh em trong gia đình ta có thể biết được phúc khí của gia đình đó như thế nào. Vì vậy bậc làm cha làm mẹ nào cũng cố gắng đối xử với các con thật công bằng để giữ yên hòa khí gia phong.
Nhưng cũng có lúc trời không yên, biển không lặng, tình anh em có nguy cơ rạn vỡ. Vậy những người ngoài cuộc nên có cách đối đãi như thế nào để sóng yên biển lặng trở về?
Người thợ mộc trong câu chuyện sau đây có cách giúp đỡ họ thật khéo léo và trí tuệ. Ông ấy đã trở thành sứ giả của tình anh em. Ông ấy đã gắn kết sự rạn nứt của họ bằng một cây cầu. Đây là cây cầu tình nghĩa được bắc qua đôi bờ của hai trái tim đang bế tắc chỉ vì sự ích kỷ tật đố.
Hai anh em nhà nọ, tóc đã bắt đầu điểm bạc , sống trong hai trang trại nằm cạnh nhau . Đàn bò của họ ăn cỏ trên cùng một cánh đồng do Cha Mẹ để lại . Suốt ba bốn chục năm , hai bên luôn qua lại giúp đỡ nhau, lúc cho mượn máy cày , khi thì cho người sang cắt cỏ hộ ….
Thế rồi một ngày kia …chỉ vì một con bê lạc chuồng , những rạn nứt đầu tiên xuất hiện . Thoạt tiên do bên này ngại bên kia nên không nói , chỉ âm thầm ngó qua nhà nhau với cặp mắt nghi kỵ . Rồi sau đó mối tị hiềm bùng nổ thành những cuộc cãi cọ .
Một sáng nọ … Người anh đang ngồi bên bàn uống trà thì nghe tiếng gỏ cửa. Bước ra ngoài xem thì thấy có một người đàn ông ăn mặc xuềnh xoàng, vai đeo cưa, tay xách thùng gổ chứa đục bào. Người đàn ông nói :
Thưa ông chủ, ở đây có việc gì cần tôi làm không?.
Người anh đáp: Có đấy, anh hãy nhìn con mương, vùng đất bên kia con mương là trang trại của thằng em tôi. Tuần trước tôi với nó mới cãi nhau một trận kịch liệt, sau đó nó mang máy cày tới ủi bãi cỏ giữa hai nhà thành con mương mà anh thấy đó … đấy là nó muốn chọc tức tôi. Không lẽ tôi chịu thua nó. Sau nhà tôi có bãi gổ anh thấy không? Việc của anh là làm một cái gì đó, để nó hiểu rằng, thằng anh nó cao tay hơn nó. Làm gì thì tùy anh …
À, hay anh dựng cho tôi một hàng rào cao quá đầu người chạy dọc theo con mương, tôi không thèm qua lại hay nhìn mặt nó nữa!
Người thợ nhìn thẳng vào mặt người anh một lúc, anh thoáng nghĩ ngợi một chút, rồi cắn môi đáp :
” Vâng, thưa ông chủ. Tôi sẽ làm một cái gì đó cho ông chủ hài lòng! ”
Để mặc cho người thợ bắt tay vào việc cưa, đục, bào. Người anh vào rừng đốn thêm cây, mãi cho tới trời sẩm tối mới về, cũng là lúc anh thợ mộc đã hoàn tất công việc của mình. Mời người anh ra xem. Khi tới gần, bỗng người anh trợn mắt, há hốc mồm . Sao ..! Sao …không có hàng rào nào hết! Thay vào đó là một chiếc cầu nối liền hai bờ con mương của người em mới đào…người anh đứng lặng một lúc….và rồi…. rồi …mạnh dạn bước qua cầu đi về phía nhà người em …
Sáng sớm ngày hôm sau. Khi người thợ mộc chuẩn bị khăn gói lên đường, hai anh em nhà nọ nắm chặt tay nhau rồi nói: Hay anh ở lại vài ngày nữa đi, chúng tôi có khối việc cần anh làm .
Người thợ mộc đáp: Xin cảm ơn các ông, còn nhiều cây cầu nữa đang chờ tôi ….
Sống sao cho trọn kiếp người .
Buồn vui, yêu ghét, khóc cười cũng qua.
Đường nào gần, lối nào xa .
Trở về cát bụi cũng là hư vô…
Giờ thì họ đã hiểu một điều lớn lao thiêng liêng hơn chút lợi ích nhỏ bé về vật chất. Chỉ vì một con bê bị lạc mà họ phải đánh đổi bằng cả một bề giày tình anh em đã xây dựng kiên cố trên 30 năm hay sao? Nhưng nếu không xuất hiện ông thợ mộc kia thì hai người ai sẽ xuống nước trước? Con người ta nhiều khi chỉ vì một chút khẩu khí, một chút danh dự, một chút kiêu hãnh mà họ sẵn sàng vất bỏ cả những điều lớn lao quí giá mà mình đã dựng xây có khi là cả cuộc đời.
Hãy yêu thương nhau, hãy vị tha, hãy nhường nhịn nhau ta sẽ thấy mình nhân hậu hơn, nghĩa tình hơn. Tất cả rồi sẽ trở về cát bụi, chỉ có đạo đức, tình thân và những gì tốt đẹp thuận hòa mới sống mãi với thời gian.
Nguồn cuộc sống tươi đẹp.