Theo giáo lý nhà Phật, ân báo phúc đức của bạn cũng có liên quan đến con cái. Quá mức nuông chiều con không những làm hao tổn ‘phúc đức’ của chúng, hơn nữa còn làm hao tổn ‘phúc đức’ của bản thân mình.
Xưa nay chúng ta đều cho rằng, làm cha mẹ thì phải dành cho con cái những điều tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ tiêu càng nhiều những khoản tiền vô vị cho con, lại chính là đang làm tổn hại phúc báo của con, đây chính là quy luật đại đạo của vũ trụ ‘thiên địa vô tình’.
Khi một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có điều kiện, thì chúng sẽ có cơ hội làm được mọi điều mình mong muốn một cách dễ dàng. Do đó, chúng không có nhu cầu phải cố gắng điều gì cả, không có mong muốn học tập. Thường những đứa trẻ được đủ đầy, sung túc quá thường biếng nhác, chúng chỉ biết hưởng thụ, nhiều lúc còn nhát gan, chẳng dám mạo hiểm điều gì.
Ngày nay, trong nhiều gia đình chỉ đẻ một con, do đó đứa trẻ đó trở thành con một, được cha mẹ nuông chiều nên không có khả năng tự lập. Nhiều người lớn rồi còn không biết nấu cơm giặt quần áo, không biết giúp đỡ người khác, không biết tự xử lý mọi việc, cũng không biết tự chăm sóc bản thân mình… cái gì cũng phải chờ bố mẹ hay người khác làm cho.
Đó là lý do các bậc cha mẹ cần dạy con biết tự lập, đây được xem là khả năng cơ bản cần thiết để con trẻ đối diện với cuộc sống cũng như công việc sau này.
Phúc báo dùng hết, bất luận là ai đều sẽ phải kết thúc thọ mệnh
Tôi có một đồng sự, anh kể rằng mỗi năm anh ấy đã tiêu tốn vài chục triệu đồng để cho con đi học. Tôi nghe xong rất đỗi kinh ngạc, liền nhắc nhở anh ta: “Con người sống trên đời đều là vì phúc báo nên mới có thể duy trì thọ mạng, phúc cạn thì mạng vong, đừng đem phúc phận của con cái dùng hết như vậy. Số tiền học đó chính là phúc báo trong mệnh của con cái, nhất thiết phải tích trữ để tương lai còn có cái để sử dụng”.
Rất nhiều người có tiền, ngay từ nhỏ đã cho con cái ăn uống những món ngon vật lạ, sử dụng những món đồ tốt nhất, cho đi học ở trường sang nhất. Kết quả sau khi con cái lớn lên lại nhiễm đủ loại thói hư tật xấu, ăn chơi sa đọa, thậm chí chẳng giữ nổi mạng, khiến người tóc bạc phải tiễn kẻ tóc xanh.
Loại hiện tượng này ở xã hội đâu đâu cũng có. Nguyên nhân rất đơn giản, chính là cha mẹ đã sử dụng hết phúc báo của con trẻ mất rồi.
Ăn uống không cần quá ngon, hợp vệ sinh là được
Mặc không cần quá đẹp, có thể giữ ấm là được;
Đồ dùng không cần quá tốt, an toàn là được;
Nơi ở không cần quá sang trọng, có thể khiến cho tâm an tĩnh là được;
Trường học không cần quá cao sang, chỉ cần giáo viên có học thức, có phẩm đức là được;
Lấy vợ không cần quá xinh đẹp, chỉ cần có thể hiếu thuận với cha mẹ chồng, đảm đương công việc nhà là được;
Lấy chồng không cần phải quá đẹp trai, chỉ cần có thể nuôi sống gia đình, không nhiễm thói hư tật xấu, có thể che chở cho vợ, tâm địa lương thiện là được.
Mỗi người có thể tồn tại trên đời đều là vì phúc báo
Khổng Tử từng giảng: “Trong ba người đi cùng, ắt có một người là thầy ta”. Bởi vậy, cầu sư học đạo, chỉ cần người đó đức hạnh và học vấn cao hơn ta thì đều có thể coi đó là thầy.
Rất nhiều vĩ nhân từ xưa đến nay đều nói câu này: “Khi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại chính là sự nghèo khó”.
Ngạn ngữ xưa cũng có câu: “Con nhà nghèo thì sẽ sớm biết lo liệu việc nhà”.
Đương nhiên ở xã hội hiện tại, chúng ta không thể khiến những người giàu có kia bắt con mình phải sống trong nghèo khổ để chúng hiểu chuyện, biết tạo dựng chí hướng, biết lo liệu việc nhà… Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải bảo cho con cái biết rõ, tiền của bạn một xu một hào kiếm được đều không hề dễ dàng.
Vào những dịp nghỉ hè cần để cho con cái được trải nghiệm về cuộc sống, để chúng gánh vác công việc, dạy cho chúng biết rằng nhân cách chính là tài phú quý giá nhất trên đường đời sau này. Chỉ có như vậy, con cái mới có thể dụng công học tập, không kết giao nhầm người, không nhiễm thói hư tật xấu.
Nếu như cả ngày đều nâng niu con cái trên tay, khiến cuộc sống của chúng tựa như hoàng đế, đây chẳng qua chỉ làm tổn hại đến phúc thọ của chúng mà thôi.
Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.
Điều bạn cần làm trước tiên là hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.
Gia Cát Lượng, mặc dù là một tướng chức vị cao, nhưng cả đời lại rất giản dị, tự mình thực hiện chuẩn tắc làm người “kiểm dĩ dưỡng đức”, hy vọng hậu thế có chí lớn, chăm chỉ và sống giản dị.
Ông từng viết cho con trai lên 8 của mình bài “Giới tử thư” tổng kết kinh nghiệm cả đời của Gia Cát Lượng. Trong thư ông viết: “Người quân tử lấy tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng Đức, không đạm bạc thì không sáng chí, không tĩnh lặng thì trí không cao. Trượng phu cần tu tâm tĩnh lặng, cũng cần tu học, không học thì không thể có tài năng quảng đại, không có chí thì việc học không thể có thành tựu”.
Gia Cát Lượng nhắc nhở con cái muốn đạt tới tĩnh cần không ngừng tu thân và tự kiểm điểm bản thân. Muốn làm được Kiệm cần phải bồi dưỡng tài năng đức hạnh và tiết tháo cao thượng.
Tâm mà không trong sáng có nhiều dục vọng thì không thể có chí hướng rõ ràng, không an định tĩnh lặng thì không thể thực hiện được lý tưởng cao xa. Để biến lý tưởng thành hiện thực cần phải không ngừng học tập tri thức, không có ý chí kiên định thì không thể nào thành công được.
“Thiên đạo vô thân”, đạo trời không thiên vị bất cứ ai, ngay cả khi đó là con của bạn
Mỗi cá nhân đều có nghiệp lực và mệnh của riêng mình, nhưng rất nhiều người đều không rõ ràng điểm này. Muốn con cái phải học tập, liền cho con đi học trường này trường nọ, cứ nghĩ chỉ cần như vậy là có thể bồi dưỡng chúng trở thành nhân tài. Nhưng trên thực tế, đầu tiên chúng phải có số mệnh như vậy.
Hay như việc nuôi dưỡng con cái, mặc dù là dùng tiền của cha mẹ, nhưng có khi thứ tổn hao lại chính là phúc báo của con. Cho dù cha mẹ có thể cho, nhưng con cái không nhất định có thể dùng, bởi cần phải xem mệnh của chúng như thế nào.
Đây chính là “thiên đạo vô thân”. Rất nhiều người quá mức nuông chiều con cái, cho rằng có thể dùng tiền nuôi dưỡng chúng, nhưng lại không hay biết rằng, nếu dùng quá nhiều tiền vào những chuyện vô nghĩa, ngược lại càng tổn hao phúc báo của con.
“Để lại tài phú cho con cháu, chúng không giữ nổi; để lại sách vở cho con cháu, chúng không chịu đọc. Vậy nên chỉ có thể để lại âm đức cho con cháu, đây mới chính là con đường đúng đắn”.
Nguồn: Tinhhoa
Lan Hòa biên tập